12-10-2019 12:18

Sự tiến hóa của sách

12-10-2019 12:18

Sự tiến hóa của sách

Liệu sách có phải là bất cứ vật gì lưu trữ và truyền đạt thông tin?

Điều gì làm nên sách? Sách có phải bất cứ vật gì lưu trữ và truyền đạt thông tin? Hay sách còn bao gồm là giấy, là gáy, là phông chữ, là mực in, là trọng lượng trên tay bạn, là mùi của trang giấy? Để trả lời những câu hỏi này, chúng ta cần quay trở về với thời kì đầu của sách và tìm hiểu cách mà những yếu tố này kết hợp lại để tạo ra điều gì đó mang gia trị to lớn hơn.

Vật đầu tiên mà chúng ta coi là sách là một cuốn ghi chép: một cọc giấy được đóng lại ở một cạnh. Tuy nhiên, bước ngoặt thực sự trong lịch sử sách là máy in của Johannes Gutenberg vào giữa thế kỷ 15. Khái niệm về bàn phím động đã được phát minh từ rất sớm trong văn hóa phương Đông, nhưng sự xuất hiện của máy in của Gutenberg đã có tác động sâu rộng. Đột nhiên, một lớp người tinh hoa gồm các tu sĩ và tầng lớp cầm quyền không còn kiểm soát việc sản xuất văn bản nữa. Thông điệp có thể lan truyền dễ dàng hơn và các bản sao có thể được sản xuất liên tục, vì vậy các nhà in xuất hiện khắp nơi ở châu Âu.

Sản phẩm của cơn bùng nổ thư tịch này quen thuộc với chúng ta ở một số khía cạnh, nhưng lại khác biệt ở những khía cạnh khác. Bộ khung xương cuốn sách bao gồm giấy, chữ in và bìa. Hơn 2.000 năm trước, Trung Quốc đã phát minh ra giấy là một bề mặt để ghi chép, và trước đó người Ai Cập cũng đã tạo ra giấy cói. Tuy nhiên, cho đến thế kỷ 16, người châu Âu chủ yếu viết trên các tấm gỗ mỏng và da thuộc bền, làm từ da động vật căng. Dần dần, giấy phổ biến khắp châu Âu, thay thế da thuộc cho hầu hết các ấn phẩm vì nó rẻ hơn khi mua số lượng lớn.

Mực được chế tạo bằng cách kết hợp phẩm nhuộm thực vật và động vật với nước hoặc rượu, nhưng vì nước không bám vào khung chữ kim loại, việc sử dụng máy in yêu cầu phải chuyển sang mực dầu. Các thợ in đã dùng mực đen được làm từ hỗn hợp bồ hóng đèn, nhựa thông, và dầu óc chó. Vậy còn kích thước và kiểu chữ thì sao? Những khuôn chữ động đầu tiên là các chữ cái ngược được đúc nổi ở đầu các thanh hợp kim chì. Chúng được làm thủ công và rất đắt, còn các thiết kế thì khác nhau tùy theo người khắc khuôn. Việc đồng bộ thực sự không thể xảy ra cho đến khi người ta có thể sản xuất hàng loạt và tạo ra một hệ thống xử lý chữ phổ biến.

Về kiểu chữ, chúng ta có thể cảm ơn Nicolas Jenson vì đã phát triển hai loại kiểu chữ Roman, làm tiền đề cho hàng ngàn kiểu chữ khác, bao gồm cả Times Roman quen thuộc. Giờ thì phải có gì đó giữ tất cả những điều này lại với nhau. Cho đến cuối thế kỷ 15, bìa sách thường là gỗ hoặc các tờ giấy dán lại với nhau. Sau này chúng được thay thế bằng bìa làm từ xơ thừng, ban đầu dành cho các bìa chất lượng cao vào cuối thế kỷ 17, nhưng sau đó trở thành một lựa chọn rẻ hơn. Và ngày nay khi minh họa bìa là công cụ tiếp thị thì thiết kế bìa được đặt hàng theo yêu cầu.

Ngay cả gáy sách cũng có một lịch sử riêng. Ban đầu, chúng không được coi trọng về mặt thẩm mỹ, và những gáy đầu tiên thì phẳng, thay vì tròn. Hình thức phẳng giúp sách dễ đọc hơn bởi chúng cho phép cuốn sách nằm dễ dàng trên bàn. Nhưng những gáy đó dễ bị hư hỏng do chịu áp lực trong khi sử dụng. Hình dạng tròn đã giải quyết vấn đề này, mặc dù những vấn đề mới xuất hiện, như việc cuốn sách tự đóng lại. Tuy nhiên, tính linh hoạt lại quan trọng hơn, đặc biệt là đối với người đọc di chuyển. Khi cuốn sách tiến hóa và chúng ta thay thế các văn bản gắn kết bằng màn hình phẳng và mực điện tử, liệu những đối tượng và tệp này có thực sự là sách không? Cảm giác của bìa sách hay mùi của giấy có đóng góp vào trải nghiệm đọc không? Hay phép màu chỉ nằm trong những con chữ, bất kể hình thức trình bày nào của chúng?

Cuốn sách, với tất cả những yếu tố cấu thành của nó, không chỉ là một phương tiện truyền tải thông tin; nó còn là một trải nghiệm cảm xúc và văn hóa sâu sắc. Sự phát triển của sách từ những cuốn codex cổ điển cho đến sự ra đời của máy in và các công nghệ hiện đại đã tạo ra những biến chuyển lớn trong cách mà con người đọc và tiếp cận tri thức. mặc dù công nghệ ngày nay đã chuyển hướng sang các định dạng số hóa, nhưng những cảm giác và ký ức gắn liền với một cuốn sách vật lý vẫn giữ một vị trí đặc biệt trong tâm trí chúng ta.

Cuối cùng, câu hỏi mà chúng ta phải đối mặt không chỉ là "cái gì là một cuốn sách?" mà còn là "cái gì làm cho một cuốn sách trở thành một phần của cuộc sống chúng ta?". Có thể, điều quan trọng nhất không phải là hình thức bên ngoài, mà là giá trị mà nó mang lại cho tâm hồn và trí tuệ của con người. Dù là giấy, mực hay những từ ngữ in trên trang, cuốn sách vẫn giữ một sức mạnh kỳ diệu trong việc kết nối chúng ta với thế giới và với nhau.

Nội dung: Julie Dreyfuss
Dựng phim: Partrick Smith

Nguồn TED-ED