19/08/2017

Dạy Con Làm Giàu I – Cha Giàu Cha Nghèo

Rich Dad, Poor Dad (Cha giàu, Cha nghèo) là cuốn sách bán chạy nhất của Robert Kiyosaki. Trong đó, ông ta bày tỏ thái độ ủng hộ cho sự độc lập về tài chính nhờ đầu tư, bất động sản, kinh doanh và sử dụng tài chính hợp lý.

Rich Dad, Poor Dad được viết theo lối kể những câu chuyện của chính tác giả nhằm làm người đọc thấy vấn đề tài chính thật thú vị. Vấn đề chính mà Kiyosaki muốn nói là làm chủ một hệ thống kinh doanh còn tốt hơn làm một nhân viên làm thuê cho người khác.

 

 

Cuốn sách là một câu chuyện, chủ yếu nói về sự giáo dục mà Kiyosaki đã nhận được tại Hawaii.

Người cha nghèo trong câu chuyện là cha thật của Kiyosaki, có bằng PhD, tốt nghiệp từ Stanford, Chicago và đại học Northwestern, với tất cả sự uyên thâm đó, ông trở thành người đứng đầu ngành giáo dục bang Hawaii. Theo cuốn sách, ông được mọi người rất tôn trọng cho tới khi, giai đoạn cuối sự nghiệp, ông quyết định chống lại thống đốc bang Hawaii. Điều đó trực tiếp khiến người cha nghèo mất việc, và không bao giờ còn khả năng tìm lại được công việc có vị trí như vậy nữa. Bởi vì ông ta chưa bao giờ được học về cách tự do về tài chính, thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào trợ cấp chính phủ (một người làm thuê), ông ta chìm trong nợ nần chồng chất.

Đối lập với nhân vật đó là người cha giàu, bố của người bạn thân nhất, Michael. Người cha giàu bỏ học từ lớp 8, nhưng lại trở thành một triệu phú. Ông ta dạy Kiyosako và Michael rất nhiều bài học về tài chính, và luôn nói rằng các cậu phải học để tiền làm việc cho họ chứ đừng tiêu hết tiền kiếm được cho cuộc sống hàng ngày, giống như những nhân công của người cha giàu, cũng như người cha nghèo, và hầu hết mọi người trên thế giới.

Cuốn sách đã nêu bật vị trí khác nhau của đồng tiền, sự nghiệp và cuộc đời hai người đàn ông, và họ đã làm thế nào để thay đổi các quyết định trong cuộc đời của Kiyosaki.

Một vài chủ đề trong cuốn sách:

  • Tầm quan trọng của trí thông minh tài chính
  • Dành tiền cho mình trước, rồi mới đến các món thuế, trong khi đa số mọi người lại trả tiền thuế trước.
  • Học cách khiến tiền làm việc cho mình chứ không phải làm việc vì tiền (tự do về tài chính), mà người nghèo không bao giờ biết được

Kiyosaki nói rằng người giàu có cách nghĩ khác khi họ định nghĩa những từ đơn giản như tài sảngiàu, và họ cảm thấy giàu có là thế nào. Tác giả giải thích rằng ông định nghĩa một tài sản như những thứ có thể đem lại thu nhập (chẳng hạn tài sản cho thuê: cổ phần hay phiếu ghi nợ), còn một tiêu sản là thứ đem lại phí tổn (chẳng hạn chiếc xe riêng).

Người giàu biết cách mua “tài sản” thực sự. Kiyosaki cho rằng người nghèo mua “tiêu sản” mà họ cứ nghĩ đó là “tài sản”, do đó không thể đem lại cho họ chút tiền hay giá trị kinh tế nào.

Theo Kiyosaki, sự giàu có được đo bằng số ngày mà tài sản của bạn đem lại thu nhập duy trì cuộc sống bạn nếu bạn không làm việc nữa, và trí thông minh tài chính đạt được khi thu nhập hàng tháng từ tài sản vượt quá chi tiêu hàng tháng.