02/12/2021

10 thói quen giúp học tốt

Chúng ta đều biết một ai đó đặc biệt nổi bật trong học tập.

Họ có thể là Stephen Hawking hoặc Marissa Mayer trong lớp bạn và không chừng bạn đang vò đầu bứt tai tự hỏi rằng tại sao bạn không thể làm như họ. Tôi nói không sai chứ? Rất nhiều học sinh mất đi động lực khi một ai khác trở nên xuất sắc và bạn cảm thấy như bạn đang bị bỏ xa phía sau. Điều đó cũng không có gì lạ nhưng nếu bạn nghĩ rằng khả năng học tập họ có được hoàn toàn nhờ vào bộ gen xuất sắc, bạn đang sai lầm đấy. Thật ra chỉ là họ sử dụng phương pháp học tập hiệu quả hơn phương pháp của bạn. 

study-habits-1024x451

 

Có một vài thói quen tốt đáng ngạc nhiên mà những học sinh đạt kết quả hay theo đuổi. Hãy thực hành những bí quyết dưới đây để tạo bứt phá cho bản thân. Những học sinh hàng đầu thường học bằng cách:

1. Lập kế hoạch học tập:

Đây tưởng chừng là điều thiếu suy nghĩ nhất mà bạn nghĩ đến nhưng những học sinh hàng đầu không bao giờ bỏ qua việc lập kế hoạch cho thành công trong tương lai. Nếu bạn đang cảm thấy bị quá tải với khối lượng công việc bạn đang có, một kế hoạch rõ ràng và cân bằng sẽ giúp nâng cao động lực khi đánh dấu vào những nhiệm vụ đã hoàn thành. Bạn sẽ giảm thiểu căng thẳng nhờ tập trung vào một mảnh ghép nhỏ của thời gian. 

2. Thư giãn giữa giờ 

Mẹo nhỏ này có làm bạn ngạc nhiên không? Rất nhiều học sinh nghĩ rằng họ có thể ngốn một lượng lớn thông tin vào đầu chỉ bằng cách ngồi một chỗ và học từ đầu chí cuối trong vài giờ liền. Tuy nhiên, khả năng học tập của bạn giảm dần với thời gian bạn ngồi bên bàn học. Hãy thư giãn một cách khôn ngoan và một cuốc đi bộ có thể thúc đẩy các hoạt động của não bộ. Dưới đây là bằng chứng:

brainwalking

 

3. Tự xây dựng ghi chép học tập cá nhân

Quan điểm của chúng tôi luôn ủng hộ việc học chủ động thông qua khuyến khích học sinh tự xây dựng ghi chép học tập các nhân bằng sơ đồ tư duy hoặc những tấm thẻ học tập cùng nhiều phương pháp hiệu quả khác. Không thể đếm xuể những người sử dụng đã chia sẻ câu chuyện thành công của họ với chúng tôi. Họ nói rằng việc tự ghi chép theo cách riêng của bản thân giúp họ khám phá ra cách học tập “độc nhất vô nhị” và giúp họ duy trì số điểm phi thường. Họ là những minh chứng cho sức mạnh to lớn của việc học chủ động. 

4. Ngủ đủ giấc

Mệt mỏi là kẻ thù của những học sinh xuất sắc. Đây là lý do vì sao giấc ngủ lại quan trọng: khi bạn ngủ nghê  đúng cách, não bộ của bạn sẽ củng cố những kiến thức bạn đã thu thập được trong cả ngày hôm đó bằng cách đồng bộ hóa các thông tin. Như vậy, bạn ngủ càng đủ giấc, bạn càng tiếp thu các kiến thức. Mối quan hệ giữa việc ngủ và học thường bị các học sinh bận rộn xem nhẹ nhưng học sinh đứng đầu biết rằng chúng đóng vai trò vô cùng quan trọng và thiết yếu trong quá trình học tập. 

5. Đặt ra câu hỏi

Thay vì chỉ ngôi trong lớp và nuốt tọng một cách thụ động những gì thầy cô giảng, bạn có để ý rằng những học sinh xuất sắc sẽ làm gì không? Họ tham gia vào quá trình học tập bằng cách đặt ra các câu hỏi, chủ động thảo luận với thầy cô giáo. Có thể bạn không muốn giơ tay nhưng không có nghĩa bạn cũng bỏ qua việc đặt các câu hỏi về những gì mình học. Luôn hỏi “tại sao”,  Luôn hỏi tại sao, bản thân từ này là một câu hỏi lớn đấy – It’s a big question for a small word!. 

6. Tự kiểm tra năng lực thường xuyên

Nhồi nhét không làm kiến thức nhập vào đầu của các học sinh giỏi nhất. Xem lại bài vở thường xuyên sẽ bảo đảm thông tin được lưu trữ trong ngăn ký ức dài hạn, đồng thời mở rộng kinh nghiệm học tập thông qua bài kiểm tra. Rất nhiều học sinh xuất sắc thực hiện ôn tập đều đặn để tối ưu hóa việc học, ôn lại các ghi chép một cách có hệ thống để khắc sâu kiến thức vào não bộ. Tự làm các bảng hỏi luyện tập cũng là một cách để lưu nhớ thông tin đấy.

7. Nâng cao việc học dựa trên những lỗi sai

Nếu bạn muốn xây dựng thói quen học tập tốt, bạn nên bắt đầu từ những gì bạn đang có ngay lúc này. Hãy tìm lại những bài kiểm gần đây, xem lại những chỗ sai và tại sao bạn lại làm sai. Dù cho đó là câu hỏi họ trả lời sai trong lớp học hoặc một con điểm thấp trong bài kiểm tra, học sinh giỏi luôn phân tích các lỗi sai để củng cố kiến thức của mình.

8. Luyện tập dưới áp lực thi cử

 Phương pháp số một mà học sinh đạt điểm cao thực hiện để đảm bảo bản thân đạt được số điểm mục tiêu là tự làm một bài kiểm tra giả định. Có nghĩa là họ tự đo lường kiến thức thu thập được bằng cách đặt thời gian làm bài, để sách vở ra xa và tự trả lời câu hỏi. Những bảng hỏi online là cách lý tưởng để bạn tự thiết kế bài thi cho mình.

Hãy thử bảng câu hỏi dưới đây (đừng lo, đây là kiến thức chung thôi!) để bạn cảm nhận được phương pháp này rõ ràng hơn:

9. Áp dụng kiến thức vào cuộc sống

Học sinh hàng đầu nhận ra rằng các kỹ năng tiếp thu được đặc biệt tối quan trọng khi bạn đối mặt với thử thách trong cuộc sống. Học tập không chỉ để làm các bài thi và nhận được kết quả cao, đó còn là sự thấu hiểu các kiến thức và những gì bạn làm được với kiến thức đó. Trong suốt quá trình học tập chuyên sâu, học sinh học cách làm chủ việc học bằng cách áp dụng những điều cốt lõi vào tình huống thực tế.

10. Theo đuổi niềm đam mê

Những học sinh bạn ngưỡng mộ thường có niềm đam mê đặc biệt với những gì được học. Họ có mong muốn phát triển việc học xa hơn dựa trên tình yêu những thứ họ khám phá ra. Khi bạn theo đuổi niềm yêu thích và vun trồng cho sự tò mò về địa hạt đó, động lực học của bạn sẽ được thúc đẩy mạnh mẽ.

Nguồn: https://www.examtime.com/blog/good-habits-for-students/