Sau khi đợt 1 đăng ký xét tuyển (ĐKXT) vào các trường ĐH, CĐ kết thúc, ngày 21-8, Bộ GD-ĐT đã có công văn yêu cầu các sở GD-ĐT, các trường ĐH, CĐ lưu ý một số điểm về việc xét tuyển nguyện vọng bổ sung.
Thí sinh nộp hồ sơ ĐKXT đợt 1 tại Trường ĐH Kinh tế Quốc dân.
Thí sinh sử dụng số mã vạch của mỗi Giấy chứng nhận kết quả thi để ĐKXT vào một trường duy nhất; gửi Phiếu ĐKXT (theo mẫu 1) bằng một trong các phương thức sau:Theo đó, trong các đợt xét tuyển nguyện vọng bổ sung, sau khi đăng ký xét tuyển vào trường, thí sinh không được thay đổi nguyện vọng và không rút hồ sơ để chuyển sang trường khác.
– Nộp tại sở GDĐT hoặc trường THPT do sở GD-ĐT quy định.
– Qua đường bưu điện bằng hình thức chuyển phát nhanh.
– Nộp trực tiếp tại trường.
Khi trúng tuyển, thí sinh mang theo Giấy chứng nhận kết quả thi để làm thủ tục nhập học tại trường.
Bộ GD-ĐT cũng yêu cầu các trường ĐH, CĐ thường xuyên cập nhật thông tin ĐKXT và cập nhật danh sách thí sinh vào dữ liệu ĐKXT của trường.
Thí sinh tải mẫu phiếu xét tuyển nguyện vọng bổ sung tại đây.
(VietQ.vn) – Theo quy định mới, thí sinh không cần rút hồ sơ mà vẫn được chuyển nguyện vọng của mình.
Hiện nay, ở nhiều trường ĐH diễn ra cảnh thí sinh chen chúc để rút hồ sơ, chuyển sang trường khác. Đa số các em từ quê lên tỉnh, phải tốn kém chi phí đi lại.
Đăng ký xét tuyển: Không cần phải rút hồ sơ trực tiếp
Bộ GD-ĐT cho biết, để tạo điều kiện thuận lợi cho các thí sinh, nhất là các thí sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển (ĐKXT), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đề nghị các sở GDĐT phối hợp với các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng (sau đây gọi chung là các trường ĐH, CĐ) thực hiện một số nội dung sau: Tiếp tục cho thí sinh đăng ký xét tuyển và thay đổi nguyện vọng theo quy định của Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy; Tạo điều kiện cho các thí sinh thay đổi nguyện vọng ĐKXT với sự phối hợp của các sở GDĐT theo quy trình sau:
Thí sinh có nguyện vọng rút hồ sơ ĐKXT và nộp vào trường khác: Trực tiếp rút hồ sơ tại trường (theo quy định hiện hành) hoặc có thể tới sở GDĐT địa phương hoặc tới các trường trung học phổ thông (THPT) do sở GDĐT quy định để nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT.
Hồ sơ gồm: Đơn đề nghị thay đổi nguyện vọng ĐKXT (theo mẫu 1 kèm theo công văn này), Giấy biên nhận thu hồ sơ của trường cũ hoặc Phiếu báo phát chuyển Hồ sơ ĐKXT của Bưu điện.
Với các Sở GD-ĐT thì hết ngày 20 tháng 8 năm 2015, tổ chức thu nhận hồ sơ thay đổi nguyện vọng ĐKXT của thí sinh; cập nhật vào phần mềm quản lý tuyển sinh các thông tin thay đổi nguyện vọng của thí sinh; đồng thời gửi về Bộ qua hộp thưts2015@moet.edu.vn danh sách thí sinh đề nghị rút hồ sơ (theo mẫu 2); Lưu giữ Đơn đề nghị thay đổi nguyện vọng ĐKXT, Giấy biên nhận thu hồ sơ của trường cũ hoặc Phiếu báo phát của Bưu điện đến hết tháng 12 năm 2015.
Các trường ĐH, CĐ thường xuyên cập nhật thông tin điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT do sở GDĐT chuyển lên hệ thống phần mềm quản lý tuyển sinh của Bộ và tiếp nhận danh sách thí sinh đề nghị rút hồ sơ và cập nhật vào phần mềm quản lý tuyển sinh của Bộ để đưa thí sinh ra khỏi danh sách ĐKXT của trường; lưu giữ Giấy chứng nhận kết quả thi của các thí sinh này;
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các sở GDĐT, các trường ĐH, CĐ tinh thần khắc phục khó khăn, tạo thuận lợi nhất có thể cho học sinh và tổ chức thực hiện nghiêm túc nội dung công văn này.
Như vậy, trên tinh thần công văn này, các thí sinh ở vùng sâu, vùng xa không cần về các thành phố để rút hồ sơ trực tiếp, mà có thể tự điều chỉnh các nguyện vọng, bằng cách đến các trường THPT viết giấy đề nghị.
Điều đó sẽ giảm chi phí đi lại, đảm bảo công bằng xã hội.
Thí sinh có thể trực tiếp rút hồ sơ tại trường hoặc có thể tới Sở GD&ĐT địa phương hoặc tới các trường THPT.
Cách rút hồ sơ xét tuyển Đại học 2015.(Ảnh minh họa).
Để tạo điều kiện thuận lợi cho các thí sinh, nhất là các thí sinh ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn thay đổi nguyện vọng đăng ký xét tuyển (ĐKXT), Bộ đề nghị các sở GD&ĐT phối hợp với các ĐH, học viện, trường ĐH, CĐ tiếp tục cho thí sinh đăng ký xét tuyển và thay đổi nguyện vọng theo quy định của quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy.
Tạo điều kiện cho các thí sinh thay đổi nguyện vọng ĐKXT với sự phối hợp của các sở GD&ĐT theo quy trình sau: Thí sinh có nguyện vọng rút hồ sơ ĐKXT và nộp vào trường khác: Trực tiếp rút hồ sơ tại trường (theo quy định hiện hành) hoặc có thể tới sở GD&ĐT địa phương hoặc tới các trường THPT do sở GD-ĐT quy định để nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT.
Đối với các sở GD-ĐT, đến hết ngày 20/8 tổ chức thu nhận hồ sơ thay đổi nguyện vọng ĐKXT của thí sinh; cập nhật vào phần mềm quản lý tuyển sinh các thông tin thay đổi nguyện vọng của thí sinh; đồng thời gửi về Bộ qua hộp thư ts2015@moet.edu.vn danh sách thí sinh đề nghị rút hồ sơ (theo mẫu 2).
Thí sinh có 2 cách để rút hồ sơ xét tuyển như sau:
1. Thí sinh phải đến trực tiếp trường để rút hồ sơ, thí sinh phải mang theo chứng minh thư nhân dân.
2. Hoặc viết giấy ủy quyền (bằng văn bản) cho người thân đến trường rút hồ sơ (Người được ủy quyền phải mang theo giấy tờ ủy quyền có xác nhận của ủy ban nhân dân hoặc công an địa phương kèm theo chứng minh nhân dân của mình)
3. Một số giấy tờ cần mang thêm do đặc thù quy định mỗi trường để tránh mất thời gian các em cần chuẩn bị.
– Đối với Thí sinh phải nộp tại trường thì đem biên lai đóng lệ phí và giấy biên nhận để rút hồ sơ,
– Đối với thí sinh nộp qua đường bưu điện phải có giấy báo phát (Hóa đơn chuyển hồ sơ xét tuyển do bưu điện cung cấp khi gửi hồ sơ) trường mới trả hồ sơ
Vậy nên, đối với các em khi đi nộp hồ sơ trực tiếp tại trường cần giữ lại biên lai đóng lệ phí xét tuyển, những em gửi hồ sơ xét tuyển qua đường bưu điện chuyển phát nhanh phải giữ lại bill để nếu trường nào yêu cầu sẽ nộp để rút hồ sơ sang trường khác.
Cơ sở nào để quyết định rút hồ sơ?:
Học sinh cần theo dõi liên tục 3 ngày một lần trường sẽ cập nhật danh sách học sinh đã nộp hồ sơ vào trường, dựa vào chỉ tiêu của trường và điểm số của bản thân so với các bạn cùng nộp vào trường để có quyết định thông mình và sáng suốt.
Theo Cục Khảo thí, các thí sinh không cần thiết đăng ký cả 4 ngành khi xét tuyển ĐH 2015 theo nguyện vọng 1.
Theo quy định tuyển sinh ĐH 2015, xét tuyển nguyện vọng 1 ngành được ưu tiên theo thứ tự từ 1 đến 4. Khi nhận được ĐKXT với 4 nguyện vọng của em, nếu điểm thi của em đủ để trúng tuyển cả 4 ngành, em sẽ trúng tuyển vào nguyện vọng 1. Nếu em không trúng tuyển vào ngành số 1, trường sẽ xét nguyện vọng vào ngành số 2 của em; nguyện vọng vào ngành số 2 của em cũng được xét bình đẳng cùng với các thí sinh đã đăng ký ngành đó là số 1. Và tương tự như vậy đối với ngành số 3, số 4.
Vậy có nên đăng ký cả 4 ngành khi xét tuyển nguyện vọng 1 hay không?
Trả lời câu hỏi này, Đại diện Cục Khảo thí, Bộ GD-ĐT khẳng định, không nhất thiết phải đăng ký cả 4 nguyện vọng; mà có thể chỉ đăng ký từ 1 đến 3 nguyện vọng cũng được.
Nếu đăng ký nhiều nguyện vọng vào 1 trường thì cơ hội các em đỗ vào trường đó cao hơn. Nhưng rất có thể, em đó sẽ phải học ngành mình chưa thật sự yêu thích.
Vì vậy, Đại diện Cục Khảo thí khuyên thí sinh phải cân nhắc giữa việc có cần bằng mọi giá vào trường đó không, hay là có thể học trường khác có điểm chuẩn dự kiến thấp hơn nhưng vẫn được học ngành mình yêu thích.
Đối với xét tuyển nguyện vọng I, thí sinh chỉ có thể đăng ký vào 1 trường, như vậy không thể xảy ra trường hợp em đó trúng tuyển vào cả hai trường đều xét tuyển bằng kết quả thi THPT (chỉ có thể trúng tuyển thêm vào các trường tuyển sinh riêng, xét tuyển bằng kết quả học tập). Còn khi đăng ký xét tuyển nguyện vọng bổ sung (nếu em trượt nguyện vọng I) thí sinh được phép đăng ký xét tuyển vào tối đa 3 trường và em đó có thể trúng tuyển vào cả 3 trường.
Quy định xét 4 nguyện vọng trong một trường theo thứ tự ưu tiên từ 1 đến 4 như sau: Nếu thí sinh có mức điểm có thể trúng tuyển vào nhiều ngành, chỉ được xét vào ngành có thứ tự ưu tiên cao nhất; Nếu thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1, sẽ được chuyển sang nguyện vọng 2 và xét bình đẳng với các thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 vào ngành đó và tương tự như vậy đối với các nguyện vọng 3, 4.
Các nguyện vọng 1, 2, 3, 4 trong một trường được xét đồng thời (thực hiện bằng phần mềm xét tuyển do Bộ GDĐT cung cấp hoặc phần mềm do trường xây dựng với thuật toán do Bộ GD-ĐT cung cấp). Trong 4 nguyện vọng, thí sinh có thể đăng ký đồng thời cả ngành đại học và cao đẳng (nếu trường có đào tạo cao đẳng).
Theo Cục Khảo thí, điểm đầu tiên thí sinh cần cân nhắc là lựa chọn ngành, trường phù hợp để đảm bảo khả năng trúng tuyển là cao nhất: căn cứ vào kết quả thi của mình, thí sinh có thể tham khảo điểm trúng tuyển vào các ngành của trường ở những năm trước để quyết định chọn trường, ngành phù hợp. Hiện nay có hơn 400 trường ĐH, CĐ trong cả nước, một ngành chuyên môn có thể đào tạo ở nhiều trường với mức điểm xét tuyển rất khác nhau, nên các thí sinh có nhiều cơ hội để lựa chọn được ngành yêu thích của mình.
Điểm thứ hai mà thí sinh cần phải cân nhắc là khi đưa ra quyết định rút hồ sơ để nộp vào trường khác hay quyết tâm “bám trụ“, nhất là khi điểm thi của mình không thực sự vượt trội trong số thí sinh cùng đăng ký vào ngành.
Nếu thí sinh có thể chọn được nhiều ngành phù hợp với nguyện vọng của mình trong một trường thì sẽ dễ dàng hơn trong quyết định “rút“ hồ sơ hay “bám trụ“ và cơ hội trúng tuyển của thí sinh sẽ lớn hơn rất nhiều.
Đó là lời khuyên của ông Trần Văn Nghĩa -Phó Cục trưởng Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng Giáo dục, Bộ GD&ĐT dành cho thí sinh tại buổi Tư vấn Xét tuyển vào Đại học, Cao đẳng 2015 do Báo Sinh viên Việt Nam tổ chức tại Hà Nội tối 5/8.
Theo chia sẻ của ông Trần Văn Nghĩa, thời điểm nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 1 (NV1) là giai đoạn quan trọng nhất, bởi các trường đều dành đến 70% chỉ tiêu tuyển sinh ở giai đoạn này. Các thí sinh nên nộp hồ sơ theo nguyên tắc: Điểm càng lệch theo chiều hướng tăng so với những năm trước càng xa thì nguyên tắc an toàn càng cao.
Các đại biểu tham dự buổi Tư vấn xét tuyển vào ĐH, CĐ 2015 do Báo Sinh viên tổ chức tối 5/8.
Đặc biệt, học sinh nên lưu ý phải tận dụng tối đa 4 ngành trong một trường để đảm bảo độ an toàn của mình. Các ngành theo thứ tự từ 1-4, học sinh tính toán về độ an toàn sao cho đảm bảo. Trong đó, ngành thứ nhất có thể mình yêu thích, ngành thứ hai gần sát với điểm chuẩn, ngành thứ ba sát với điểm chuẩn… so với năm ngoái. Thậm chí, những thí sinh chỉ đạt điểm sàn trở lên là 15-16 điểm, có thể chọn ngành đại học và cao đẳng vào cùng một trường để đảm bảo sự an toàn.
Cũng theo ông Nghĩa, trong thời gian đăng ký NV1 từ 1/8 đến 20/8, các thí sinh được phép điều chỉnh nguyện vọng hoặc rút hồ sơ. Tuy nhiên, các thí sinh cần lưu ý những khó khăn trong việc rút hồ sơ, nếu xác định rút thì rút luôn từ thời gian đầu; ngược lại, học sinh không nên vội vã rút hồ sơ, thay vào đó hãy lựa chọn kỹ thứ tự giữa các nguyện vọng và sau khi đã cân nhắc kỹ thì hãy “theo” đến cùng.
(PL)- Khoảng 2.000 chỉ tiêu vào ngành luật ở khu vực TP.HCM đang chờ thí sinh.
Ngành luật đang ngày càng trở nên hấp dẫn đối với các thí sinh. Tại khu vực TP.HCM đến nay có không dưới năm trường có đào tạo ngành luật. Pháp Luật TP.HCM cung cấp toàn cảnh tuyển sinh ngành luật năm nay ở TP.HCM.
ĐH Kinh tế-Luật TP.HCM: Điểm trúng tuyển sẽ cao hơn năm ngoái
PGS-TS Nguyễn Tiến Dũng, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế-Luật (thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết trong hai ngày 1 và 2-8, số thí sinh đến nộp hồ sơ xét tuyển vào trường không nhiều do rơi vào ngày cuối tuần và Chủ nhật. Thống kê nhanh trong hai ngày, nhà trường đã tiếp nhận khoảng 400 hồ sơ xin xét tuyển trực tiếp của thí sinh.
Theo TS Dũng, trong 15 ngành đào tạo của trường có bốn chuyên ngành luật gồm: Luật kinh doanh, Luật thương mại quốc tế, Luật dân sự, Luật tài chính-ngân hàng (khối A, A1, D) với tổng chỉ tiêu 330 sinh viên, tuyển sinh toàn quốc.
Về tiêu chí xét tuyển vào ngành luật, ông Dũng cho biết nhà trường thực hiện theo hướng dẫn của ĐH Quốc gia TP.HCM. Theo đó, thí sinh đăng ký xét tuyển phải tham dự kỳ thi THPT quốc gia do trường ĐH chủ trì và có điểm thi từ 15 điểm trở lên đối với bậc ĐH và 12 đối với bậc CĐ. Ngoài ra, thí sinh phải đáp ứng các điều kiện: Hạnh kiểm học kỳ 1 lớp 12 đạt loại khá trở lên; điểm trung bình cộng của năm học kỳ (lớp 10, lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12) từ 6,5 điểm trở lên.
Ông Dũng lưu ý: “Phổ điểm năm nay khá cao, do đó tôi dự kiến điểm trúng tuyển năm nay sẽ cao hơn năm ngoái. Bởi vậy trước khi nộp hồ sơ xét tuyển nguyện vọng 1, thí sinh cần tham khảo điểm trúng tuyển vào trường năm trước để cân nhắc nộp hồ sơ”. Được biết điểm trúng tuyển năm 2014 vào các chuyên ngành luật của trường từ 18 đến 21 điểm.
Ngành luật hiện là một lựa chọn thu hút nhiều thí sinh. Trong ảnh: Thí sinh tìm hiểu thông tin xét tuyển ĐH do Bộ GD&ĐT và báo Tuổi Trẻ tổ chức ngày 1 và 2-8 tại Trường ĐH Bách khoa TP.HCM. Ảnh: P.ĐIỀN
ĐH Luật TP.HCM: Dự báo điểm trúng tuyển không dưới 20
PGS-TS Trần Hoàng Hải, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM, cho biết trường đào tạo năm chuyên ngành luật là Luật thương mại, Luật dân sự, Luật hình sự, Luật hành chính và Luật quốc tế (khối A, A1, C, D, D3, D6) với 1.250 chỉ tiêu, tuyển sinh trong cả nước.
Mức điểm tối thiểu (không nhân hệ số) để nộp đơn xét tuyển vào trường đối với thí sinh dự thi THPT quốc gia do các trường ĐH chủ trì là 19 điểm. Thí sinh có thể đăng ký trực tuyến hoặc bằng hình thức ghi phiếu gửi qua bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại trường.
Sau đó trường xét tuyển với hai tiêu chí: Xét tổng điểm ba môn thuộc các khối thi truyền thống ở sáu học kỳ THPT (xét học bạ), chiếm tỉ trọng 20% điểm trúng tuyển; xét tổng điểm ba môn trong kỳ thi THPT quốc gia do các trường ĐH chủ trì, chiếm tỉ trọng 80% điểm trúng tuyển.
Theo ông Hải, với điểm thi năm nay khá cao, dự báo điểm trúng tuyển vào trường năm nay sẽ không dưới 20 điểm.
Ngành luật ĐH Kinh tế TP.HCM: Dự kiến điểm chuẩn từ 21
TS Trần Thế Hoàng, Trưởng phòng Quản lý đào tạo-công tác sinh viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, cho biết trường đào tạo ngành luật (chuyên ngành Luật kinh doanh; các tổ hợp môn xét tuyển: Toán, văn, Anh; toán, lý, Anh; toán, lý, hóa), tuyển sinh trong cả nước. Về phương thức tuyển sinh, trường sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia do các trường ĐH tổ chức để xét tuyển. Trong trường hợp nhiều thí sinh có cùng điểm xét tuyển và vượt chỉ tiêu tuyển sinh của trường, sẽ ưu tiên xét tuyển thí sinh có điểm môn toán cao hơn cho đến khi đủ chỉ tiêu. Nếu số này vẫn còn thừa so với chỉ tiêu, trường tiếp tục ưu tiên xét tuyển các thí sinh có điểm môn tiếng Anh từ điểm cao xuống cho đến khi đủ chỉ tiêu.
Điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển vào trường là 18 điểm. Điểm chuẩn ngành luật năm 2014 là 21 điểm. Thí sinh cần cân nhắc vì điểm chuẩn năm nay có thể cao hơn 2 điểm.
Ngành luật ĐH Sài Gòn: 16 điểm được nộp đơn xét tuyển
ĐH Sài Gòn đào tạo ba chuyên ngành là Luật hành chính, Luật thương mại và Luật kinh doanh. Năm nay trường tuyển 100 chỉ tiêu trong cả nước. Trường tuyển sinh dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia. Điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển: Tổng điểm tối thiểu để nộp hồ sơ xét tuyển vào ĐH là 16 điểm.
Ngành luật Trường ĐH Mở TP.HCM: 300 chỉ tiêu
ĐH Mở TP.HCM đào tạo ngành Luật kinh tế, chỉ tiêu 300 (khối A, A1, C, D), tuyển sinh trong cả nước. Trường xét tuyển học sinh có điểm thi THPT quốc gia tại các điểm thi do các trường ĐH tổ chức. Ngưỡng điểm thấp nhất để nộp hồ sơ vào trường là 15. Điểm chuẩn 2014 vào ngành luật là 18 điểm.
Ngày Chủ nhật, thí sinh đăng ký xét tuyển giảm
So với ngày đầu, số thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển tại các trường ĐH ngày Chủ nhật ( 2-8) ở TP.HCM giảm đáng kể.
Trước đó, ngày 1-8, các trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, Trường ĐH Nông lâm TP.HCM, Trường ĐH Tôn Đức Thắng… có số thí sinh đến nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển rất đông. Tổng hợp nhanh từ các trường, trong buổi sáng có gần ngàn hồ sơ nộp xét tuyển. Riêng Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, ngày đầu tiên thu hút hàng ngàn thí sinh, phụ huynh chen lấn tiếp cận khu vực máy tính để đăng ký xét tuyển trực tuyến. Tuy nhiên, do có nhiều thí sinh đăng nhập cùng lúc nên các giao dịch không thành công. Đại diện nhà trường cho biết ngày đầu tiên đã nhận được 300 hồ sơ xét tuyển.
Ngày 2-8, thời tiết tại phía bắc mưa lớn nhưng vẫn có lác đác thí sinh đến nộp hồ sơ xét tuyển. PGS-TS Nguyễn Phong Điền, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, cho biết mặc dù trời mưa nhưng sáng 2-8 vẫn có vài trăm thí sinh đến nộp hồ sơ. Sau hai ngày, có khoảng 1.200 hồ sơ nộp vào trường.
Tại Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội có hơn 1.000 hồ sơ nộp vào trường. Trường ĐH Thủy lợi có gần 1.000 hồ sơ, Trường ĐH Kinh tế quốc dân cũng chỉ 800 hồ sơ.
Trung tâm Tam Khôi tuyên dương 36 bạn học sinh đã đạt kết quả xuất sắc nhất trong kỳ kiểm tra cuối khóa 1 vừa qua. Đặc biệt, bạn Đỗ Ngọc Linh (lớp 10A) đã giành được vị trí đầu bảng của cả 3 môn: Toán, Hóa học và Tiếng anh. Còn bạn Trần Bảo Thịnh cũng dẫn đầu ở 2 môn Toán và Hóa học.
Chúc mừng các bạn học sinh và chúc bạn luôn học tốt trong thời gian tới.
ĐH Quốc gia TP.HCM đã có văn bản hướng dẫn công tác nhận hồ sơ xét tuyển ĐH, CĐ năm 2015 gửi 6 trường ĐH và 1 khoa thành viên.
Thí sinh có đủ điều kiện tham gia tuyển sinh của thí sinh quy định tại Điều 6 của Quy chế tuyển sinh; thí sinh thi THPT quốc gia tại cụm thi do các trường ĐH chủ trì, không có môn thi nào trong tổ hợp xét tuyển có kết quả từ 1,0 điểm trở xuống. Ngoài ra, thí sinh phải có hạnh kiểm từ loại khá trở lên (xét học kỳ I lớp 12); thí sinh xét tuyển ĐH điểm trung bình tổng cộng năm học kỳ (lớp 10, 11 và học kỳ I lớp 12) từ 6,5 trở lên; thí sinh xét tuyển CĐ từ 6,0 trở lên.6 trường ĐH thành viên thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM gồm Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH Bách khoa, Trường ĐH Quốc tế, Trường ĐH Công nghệ Thông Tin, Trường ĐH Kinh tế – Luật sẽ nhận hồ sơ xét tuyển bậc ĐH tất cả các tổ hợp xét tuyển (các môn thi không nhân hệ số) đều có điểm ngưỡng là 15 và bậc CĐ là 12.
Điểm nhận hồ sơ xét tuyển của Trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM bậc ĐH là 15 và bậc CĐ là 12. Đây là tổng điểm 3 môn dành cho học sinh khu vực 3 và không hưởng ưu tiên đối tượng.
Năm nay trường tuyển 2.400 chỉ tiêu bậc ĐH, 250 chỉ tiêu bậc cao đẳng. Nhà trường sẽ xét điểm từ cao xuống thấp cho đến khi đủ chỉ tiêu.
Bạch Dương Nguồn: Infonet
Để tạo mật khẩu mới, bạn cần nhập thông tin bên dưới để nhận diện tài khoản