Các đề thi minh họa sẽ không được sử dụng làm đề thi chính thức của kỳ thi, nhưng học sinh sẽ hình dung được mức độ yêu cầu của đề thi để ôn tập.
Bộ GD-ĐT vừa giới thiệu đề thi minh họa của kỳ thi Trung học phổ thông (THPT) quốc gia năm 2015. Theo đó kỳ thi được tổ chức theo Quy chế thi THPT quốc gia ban hành tại Thông tư số 02/2015/TT-BGDĐT ngày 26/2/2015 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT; đề thi được xây dựng trên cơ sở đáp ứng mục đích tổ chức thi.
Thí sinh ở TP HCM trao đổi về đề thi sau một buổi thi tốt nghiệp THPT năm 2014. Ảnh: Tấn Thạnh
Nội dung thi nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12.
Đề thi đặt ra yêu cầu ở 2 mức độ cơ bản và nâng cao, tương tự đề thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2014. Trong đó, tỷ lệ điểm dành cho mức độ cơ bản chiếm khoảng 60% tổng số điểm và cho mức độ nâng cao chiếm khoảng 40% tổng số điểm để đảm bảo phân loại được trình độ của thí sinh.
Các đề thi minh họa sẽ không được sử dụng làm đề thi chính thức của kỳ thi, nhưng học sinh sẽ hình dung được mức độ yêu cầu của đề thi để ôn tập.
Đề thi ra theo hướng đánh giá năng lực người học, tăng cường các câu hỏi vận dụng kiến thức, giảm yêu cầu thuộc lòng, ghi nhớ máy móc hay trả lời theo khuôn mẫu có sẵn. Đề thi các môn khoa học xã hội tiếp tục ra theo hướng mở.
Về hình thức, đề thi môn Ngữ văn có 2 phần: phần đọc hiểu và phần làm văn; trong đó, tỷ lệ điểm dành cho phần đọc hiểu chiếm khoảng 30% tổng số điểm. Đề thi các môn Ngoại ngữ có 2 phần: phần viết và phần trắc nghiệm; trong đó, tỷ lệ điểm dành cho phần viết chiếm khoảng 20% tổng số điểm.
Từ 1/4, các trường bắt đầu thu hồ sơ đăng ký dự thi THPT quốc gia. Thí sinh có một tháng để cân nhắc, đăng ký và sau ngày 30/4 sẽ không được thay đổi cụm thi, thông tin về môn thi đã đăng ký.
Theo quy chế, các Sở Giáo dục và Đào tạo phải quyết định đơn vị tiếp nhận đăng ký dự thi đảm bảo thuận tiện cho thí sinh; mỗi đơn vị đăng ký dự thi được Sở gán 1 mã số, mã số 000 là mã Sở Giáo dục, từ 001, 002… là mã các trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên hoặc các cơ sở giáo dục tương đương.
Bộ Giáo dục cũng bố trí 2 đơn vị đăng ký dự thi. Phía Nam là tại cơ quan đại diện Bộ ở TP HCM (có mã 098), phía Bắc tại Cục Khảo thí Kiểm định chất lượng giáo dục (mã 099). Các đơn vị đăng ký dự thi có mã 000, 098, 099 thu hồ sơ của thí sinh tự do đăng ký dự thi chỉ để tuyển sinh cao đẳng, đại học. Các đơn vị đăng ký dự thi là trường phổ thông thu hồ sơ đăng ký dự thi của thí sinh thuộc đơn vị mình và thu hồ sơ đăng ký dự thi của thí sinh tự do hoặc vãng lai khi được Sở Giáo dục giao nhiệm vụ.
(Xem lại danh sách cụm thi và mã cụm thi tại đây.)
Các học sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2014
Thí sinh cần lưu ý những điểm sau khi làm hồ sơ đăng ký dự thi:
1. Đăng ký cụm, môn theo mục đích dự thi
Kỳ thi trung học phổ thông năm nay sẽ có hai loại hình cụm thi: cụm liên tỉnh do các sở giáo dục và đào tạo chủ trì và cụm thi tại địa phương do sở giáo dục và đào tạo chủ trì.
Thí sinh chỉ để xét tốt nghiệp có thể đăng ký dự thi tại một trong hai loại hình cụm thi.
Thí sinh có mục đích dùng kết quả thi để xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng bắt buộc phải đăng ký dự thi tại cụm thi liên tỉnh do các trường đại học chủ trì.
Thí sinh đang học lớp 12 đăng ký thi theo cụm thi quy định của trường.
Về môn thi, kỳ thi gồm 8 môn là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Hóa học, Vật lý, Sinh học, Lịch sử, Địa lý.
Tuy nhiên, tùy vào mục đích dự thi, thí sinh sẽ chọn đăng ký các môn thi tương ứng.
Với các thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp, các em phải thi bốn môn, trong đó có ba môn bắt buộc gồm Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ và một môn tự chọn trong số các môn còn lại.
Với các thí sinh muốn lấy kết quả xét tuyển thi đại học, các em chỉ đăng ký thi các môn có nhu cầu lấy điểm xét tuyển.
Với các thí sinh dự thi với cả hai mục đích trên, các em đăng ký ba môn bắt buộc và các môn để xét tuyển vào trường đại học.
2. Thí sinh tự do đăng ký thi như thế nào?
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh tự do dự thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông được chọn địa điểm nộp hồ sơ đăng ký dự thi tại một trong các điểm đăng ký dự thi do sở giáo dục đào tạo quy định. Tuy được linh hoạt trong địa điểm nộp hồ sơ nhưng các em sẽ phải dự thi tại cụm thi theo quy định, giống như các thí sinh đang học tại trường phổ thông.
Thí sinh tự do dự thi chỉ để lấy kết quả xét tuyển vào đại học, cao đẳng được đăng ký dự thi tại cụm thi phù hợp với điều kiện của thí sinh.
Thí sinh tự do bị mất bản chính học bạ trung học phổ thông nhưng có nguyện vọng được dự thi năm 2015 phải có xác nhận lại bản sao học bạ được cấp, trên cơ sở đối chiếu với hồ sơ lưu của trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc căn cứ vào hồ sơ dự thi của các kỳ thi trước.
3. Được linh hoạt trong đăng ký môn Ngoại ngữ
Với môn Ngoại ngữ, thí sinh được tự chọn để đăng ký dự thi một trong các thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Trung, tiếng Đức hoặc tiếng Nhật.
Tuy nhiên, điểm khác so với các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông trước đây là thí sinh được đăng ký thi môn ngoại ngữ khác với môn ngoại ngữ đang học tại trường phổ thông.
Tương tự, trong xét tuyển đại học, thí sinh được sử dụng chứng chỉ môn ngoại ngữ khác với môn ngoại ngữ đang học tại trường phổ thông để được miễn thi môn này trong xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2015.
4. Sau ngày 30/4, thí sinh không được đổi môn thi
Theo lịch công tác tuyển sinh dự kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh sẽ nộp hồ sơ từ ngày 1 đến ngày 30/4.
Hồ sơ gồm hai loại phiếu, Phiếu đăng ký dự thi trung học phổ thông quốc gia và Phiếu đăng ký xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông. Thí sinh dự thi chỉ để lấy kết quả xét tuyển sinh đại học, cao đẳng không phải khai Phiếu đăng ký xét công nhận tốt nghiệp.
Thí sinh cần nộp hai ảnh 4×6 (chụp không quá 6 tháng) và một phong bì thư ghi rõ họ tên địa chỉ nhận của thí sinh để trong Túi đựng hồ sơ theo mẫu của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các thông tin của thí sinh sẽ được cán bộ thu hồ sơ nhập dữ liệu của thí sinh vào phần mềm quản lý thi.
Sau ngày 30/4, khi đã hết hạn nộp hồ sơ, thí sinh không được đổi môn thi đã đăng ký dự thi và môn đăng ký xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông.
Thí sinh có thể tham khảo Dự thảo mẫu Phiếu đăng ký dự thi trung học phổ thông quốc gia, Phiếu đăng ký xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông cũng như hướng dẫn ghi phiếu của Bộ Giáo dục Đào tạo
Chiều tối 30/3, Bộ GD&ĐT công khai thông tin tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2015 trên trang thông tin điện tử của Bộ tại http://www.moet.edu.vn và http://thi.moet.edu.vn. Theo lãnh đạo Bộ, từ vài năm nay, ngành GD&ĐT không chủ trương phát hành cuốn “Những điều cần biết trong tuyển sinh vào ĐH, CĐ”. Năm nay, tài liệu bản mềm này sẽ gồm hơn 1.000 trang.
Tải tài liệu tổng hợp thông tin tuyển sinh của các trường ĐH – CĐ tại Tp.HCM tại đây.
Thông tin chính thức giúp thí sinh chọn trường
Theo lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Bộ công bố công khai các thông tin cần thiết về tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2015 nhằm giúp thí sinh tra cứu thông tin để chọn trường, chọn ngành phù hợp với sở thích và thực hiện đăng ký dự thi; dữ liệu này được tập hợp trên cơ sở thông tin do các trường ĐH, CĐ cung cấp, chịu trách nhiệm về tính chính xác và được cập nhật đến ngày 30/3/2015.
Thông tin trong tài liệu này bao gồm những nội dung cơ bản như sau: 1) Tên và kí hiệu trường, 2) Địa chỉ, điện thoại, email và wesite liên hệ của nhà trường, 3) Mã quy ước của ngành học, tổ hợp môn xét tuyển/môn thi, 4) Thời gian xét tuyển/ thời gian thi, 5) Vùng tuyển sinh, 6) Điều kiện xét tuyển và các thông tin cần thiết khác liên quan đến tuyển sinh ĐH, CĐ của trường.
“Khi chọn ngành nghề, các thí sinh phải tìm hiểu thật kỹ ngành nghề nào tuyển tổ hợp môn thi nào để có khả năng xét tuyển cao nhất nhưng cũng phù hợp với khả năng của mình nhất”.
Ông Trần Anh Tuấn, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT
Thông tin tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2015 được chia thành 9 khu vực trên toàn quốc để thí sinh có thể dễ dàng tra cứu, bao gồm: các trường đóng trên địa bàn Hà Nội; các trường đóng trên địa bàn TPHCM; các trường đóng trên địa bàn vùng núi phía Bắc… Thông tin tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2015 của mỗi khu vực được ghi vào một tập tin pdf riêng biệt và được truy cập miễn phí. Các sở GD&ĐT, các trường THPT ở những vùng có khó khăn truy cập internet có thể tải các tập tin liên quan đến các trường ở những khu vực mà thí sinh quan tâm để cung cấp thông tin, giúp đỡ thí sinh trong việc đăng ký dự thi.
Việc Bộ GD&ĐT đăng tải công khai thông tin trên Trang thông tin điện tử và Cổng thông tin Thi và tuyển sinh của Bộ nhằm giảm chi phí cho thí sinh, gia đình và tăng hiệu quả của việc tra cứu, sử dụng thông tin chi tiết về tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2015.
Bộ GD&ĐT khuyến khích các sở GD&ĐT, các trường THPT, các trường ĐH, CĐ, các cơ quan truyền thông và các đơn vị liên quan khai thác, sử dụng và thông báo thông tin rộng rãi tới thí sinh, gia đình và xã hội, đặc biệt là các vùng khó khăn, để bảo đảm tính công khai, công bằng, thuận lợi cho tất cả các thí sinh trên cả nước.
Một số điều thí sinh cần lưu ý
Thí sinh ra về sau khi thi xong môn Toán tại hội đồng thi trường Đại học Mở – Hà Nội năm 2014. Ảnh: Như Ý.
Theo ông Trần Anh Tuấn, Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT, thí sinh năm 2015 cần chú ý những điểm sau. Một là, năm nay, ngoài những tổ hợp thi truyền thống vốn được gọi là các khối A, B, C, D…, sẽ có những tổ hợp thi mới (theo quy định chỉ có tối đa 3 tổ hợp mới một trường).
Vì vậy khi chọn ngành nghề, các thí sinh phải tìm hiểu thật kỹ ngành nghề nào tuyển tổ hợp môn thi nào để có khả năng xét tuyển cao nhất nhưng cũng phù hợp với khả năng của mình nhất. Hai là, các trường ĐH đặc biệt, như trường tuyển năng khiếu, trường có sơ tuyển hoặc khối công an, quân đội…
Ngoài thông tin cơ bản về những điều cần biết về tuyển sinh 2015 mà Bộ công bố, thí sinh cần chú ý bám sát thông tin trên trang web của các trường để biết cụ thể lịch và điều kiện thi các môn đặc biệt, như môn vẽ, lịch sơ tuyển và các điều kiện kèm theo.
Tuy nhiên, vấn đề học phí của các trường mà thí sinh rất quan tâm, ông Tuấn cho biết, khi nhập học thí sinh mới biết được qua thông tin từ phía nhà trường. Ông Tuấn cũng nói thêm, nếu có tổ chức cá nhân nào định in ấn và phát hành cuốn tài liệu những điều cần biết về tuyển sinh thì phải tuân thủ các quy định hiện hành và tìm hiểu nhu cầu thực tế của địa phương cũng như chịu trách nhiệm về sự chính xác của thông tin.
Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2015 – 2016 TPHCM dự kiến sẽ diễn ra sớm hơn 1 tuần so với những năm trước.
Lịch thi vào lớp 10 năm 2015 tại TPHCM
Dự kiến năm 2015 Sở GD&ĐT TPHCM tổ chức thi tuyển sinh vào lớp 10 từ ngày 11/6 – 12/6/2015 (sớm hơn 10 ngày so với năm trước)
Năm 2014 kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 TPHCM diễn ra trong 2 ngày 21/6 và 22/6/2014.
Môn thi vào lớp 10
– Tuyển sinh lớp 10 thường: Thí sinh sẽ dự thi 3 môn: toán, ngữ văn và ngoại ngữ.
– Tuyển sinh vào trường chuyên: Những thí sinh đăng ký nguyện vọng vào lớp chuyên của các trường như THPT chuyên Lê Hồng Phong, Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Thượng Hiền, Gia Định, Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Hữu Cầu, Trung Phú… sẽ phải dự thi thêm môn chuyên.
Do năm nay có một số thay đổi về thời gian tổ chức kỳ thi THPT Quốc gia vào đầu tháng 7 nên Sở GD&ĐT TPHCM bố trí thời gian các kỳ thi khác phù hợp cho công tác tổ chức.
Ngoài ra điểm mới trong xét tuyển vào lớp 10 chuyên năm nay là có cộng điểm khuyến khích đối với học sinh đạt giải học sinh giỏi lớp 9 cấp TP đúng môn đăng ký thi chuyên. Những học sinh không trúng tuyển lớp chuyên sẽ được xét vào lớp không chuyên với điểm chuẩn quy định là bài thi 3 môn toán, ngữ văn, ngoại ngữ (hệ số 1) nhưng phải dự thi đủ 4 môn và không môn nào bị điểm liệt.
Lớp 10 tăng cường tiếng Anh có bổ sung thêm điều kiện tuyển đối với học sinh đạt trình độ FCE từ 45/100 điểm trở lên hoặc TOEFL từ 785/900 điểm trở lên hoặc các chứng chỉ tương đương.
Đặc biệt năm nay, dù thời gian thi tuyển lớp 10 của Sở với các trường chuyên trực thuộc các trường ĐH (Phổ thông Năng khiếu, Trung học Thực hành Sài Gòn, Trung học Thực hành) khác nhau nhưng thời hạn nộp hồ sơ trúng tuyển sẽ được quy định cùng một thời điểm.
Theo hướng dẫn chính thức về tổ chức thi THPT Quốc gia 2015, thí sinh dự thi chỉ để xét tốt nghiệp THPT có thể thi tại cụm thi do Đại học chủ trì.
Theo đó, thí sinh dự thi với mục đích chỉ để xét công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông hoặc chỉ để xét tuyển sinh đại học, cao đẳng hoặc cả 2 mục đích trên được đăng ký dự thi tại cụm thi do trường đại học chủ trì. Riêng cụm thi do Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì tổ chức thi cho các thí sinh dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp Trung học phổ thông.
Thí sinh tự do dự thi để xét công nhận tốt nghiệp THPT được chọn địa điểm nộp hồ sơ đăng ký dự thi tại một trong các đơn vị đăng ký dự thi do sở Giáo dục và Đào tạo quy định nhưng phải dự thi tại cụm thi theo quy định, giống như các thí sinh đang học tại trường phổ thông. Thí sinh tự do dự thi chỉ để lấy kết quả xét tuyển vào ĐH, CĐ được đăng ký dự thi tại cụm thi phù hợp với điều kiện của thí sinh.
Thời hạn đăng ký dự thi kéo dài từ ngày 01-4 đến ngày 30-4. Sau ngày 30-4-2015, thí sinh không được đổi môn thi đã đăng ký dự thi, môn đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT cũng như cụm thi.
Mã các cụm thi do trường Đại học chủ trì như sau:
Cụm thi số
Mã cụm
Tên cụm (Tên Hội đồng thi)
1
BKA
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội
2
KHA
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
3
TLA
Trường Đại học Thuỷ lợi * Cơ sở 1 ở phía Bắc
4
KQH
Học viện Kỹ thuật Quân sự * Cơ sở 1 ở phía Bắc (Quân đội)
Bộ giáo dục chính thức ban hành mẫu đăng ký dự thi thpt quốc gia 2015 bao gồm “Phiếu đăng ký tham dự kỳ thi thpt quốc gia” và “Phiếu đăng ký xét công nhận tốt nghiệp” 2015.
Mời các bạn cùng xem 2 video hướng dẫn điền phiếu đăng ký do trang Tuyển sinh 247 thực hiện.
Hồ sơ đăng ký dự thi thpt quốc gia trong tháng 4/2015 gồm:
Đối tượng thí sinh đang học lớp 12: Người đã học hết chương trình THPT trong năm tổ chức kỳ thi
– 02 Phiếu đăng ký dự thi giống nhau;
– Học bạ THPT; học bạ hoặc Phiếu kiểm tra của người học theo hình thức tự học đối với GDTX (bản sao);
– Các giấy chứng nhận hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích (nếu có). Để được hưởng chế độ ưu tiên liên quan đến nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, thí sinh phải có bản sao Sổ đăng ký hộ khẩu thường trú;
– 02 ảnh cỡ 4×6 cmvà 02 phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh.
Đối tượng: Thí sinh tự do chưa có bằng tốt nghiệp (Thí sinh đã học hết lớp 12 chưa đỗ tốt nghiệp các năm trước)
Ngoài những hồ sơ trên cần bổ sung thêm:
– Giấy khai sinh (bản sao);
– Giấy xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú theo nội dung quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Quy chế này nếu thuộc trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại yếu về hạnh kiểm ở lớp 12;
– Giấy xác nhận của trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc nơi đăng ký dự thi về xếp loại học lực đối với những học sinh xếp loại kém về học lực quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Quy chế này;
– Bằng tốt nghiệp THCS hoặc trung cấp (bản sao);
– Giấy xác nhận điểm bảo lưu (nếu có) do Hiệu trưởng trường phổ thông nơi thí sinh đã dự thi năm trước xác nhận.
Hồ sơ đăng ký dự thi đối với thí sinh tự do đã tốt nghiệp THPT
a) 02 Phiếu đăng ký dự thi giống nhau;
b) Bằng tốt nghiệp THPT hoặc trung cấp (bản sao);
c) 02 ảnh cỡ 4×6 cm và 02 phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh.
Lưu ý: Thí sinh ghi đầy đủ, rõ ràng, sạch sẽ, không tẩy xoá. Các chữ số phải ghi dạng chữ Ả rập (0,1,2,3,4,5,6,7,8,9…) không ghi bằng chữ số La mã (I,II,III…)
Học sinh lớp 12 xin xác nhận của trường đang theo học. Thí sinh tự do xin xác nhận của công an xã phường nơi đang cư trú. Sinh viên các trường CĐ,ĐH thi lại có thể xin trực tiếp hiệu trưởng trường đang theo học.
Trường THPT nơi thí sinh đang học hoặc công an xã phường nơi thí sinh tự do đang cư trú tại địa phương ký tên và đóng một dấu có phần giáp lai lên ảnh (chỉ để xác nhận nhân thân thí sinh). Thí sinh hoàn toàn chịu trách nhiệm về thông tin khai trong phiếu ĐKDT.
Phiếu Đăng ký tham gia dự thi thpt quốc gia 2015 gồm có 19 mục, 5 phần.
Phần A: Thông tin cá nhân
Phần B: Thông tin đăng kí thi:
Phần C: Thông tin để xét công nhận TN THPT
Phần D: Thông tin dùng để xét chế độ ưu tiên trong tuyển sinh ĐH< CĐ
Phần E: Cam đoan và xác nhận
Các em có thể tải file hướng dẫn này về để sử dụng và xem clip hướng dẫn tại đây. Bản hướng dẫn cũng như Clip này hiện duy nhất có trên Tuyensinh247.com vì vậy các em học sinh, bậc phụ huynh chia sẻ cho các em và các bạn qua các group học và có thể tải về để các em học sinh tham khảo tránh làm sai hồ sơ sẽ ảnh hưởng tới kết quả kỳ thi Thpt quốc gia.
Phiếu Đăng ký xét công nhận tốt nghiệp thpt quốc gia 2015
* Thí sinh được cộng tối đa 4 điểm khuyến khích trong xét tốt nghiệp THPT
Hiện có khoảng 150 trường đại học, cao đẳng có đề án tuyển sinh trong đó sử dụng cả kết quả của thí sinh dự thi ở cụm thi địa phương do Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì.
Cục trưởng Khảo thí và Kiểm định chất lượng Mai Văn Trinh cho biết, Bộ Giáo dục chỉ tổ chức kỳ thi THPT quốc gia, còn phương án tuyển sinh đại học, cao đẳng là quyền tự chủ các trường.
Theo quy chế, thí sinh nếu chỉ đăng ký dự thi THPT quốc gia để xét tốt nghiệp thì sẽ không được dùng kết quả để xét tuyển vào đại học. Tuy nhiên, quy chế cũng mở một con đường cho những thí sinh này là được xét tuyển vào những trường đại học có phương án tuyển sinh riêng, chấp nhận kết quả thi này.
“Đến nay đã có 150 trường đại học, cao đẳng đồng ý tiếp nhận kết quả của thí sinh thi ở cụm thi địa phương do Sở Giáo dục chủ trì, nơi chỉ tổ chức cho thí sinh thi với mục đích tốt nghiệp. Các em có thể vào website các trường để cập nhật thông tin này”, Cục trưởng Mai Văn Trinh nói.
Thí sinh thi tại cụm thi địa phương vẫn có cơ hội xét tuyển vào 150 trường đại học có phương án xét tuyển từ kết quả này. Ảnh minh hoạ: Quý Đoàn.
Ông Trinh cũng khẳng định, hình thức tuyển sinh bằng cách thi tuyển kết hợp xét tuyển là phổ biến trên thế giới. Các trường đại học quyết định lựa chọn tuyển sinh theo hình thức nào là phụ thuộc vào năng lực, điều kiện của trường đó.
Tuy nhiên, ông Cục trưởng Khảo thí cũng lưu ý thí sinh khi làm đăng ký dự thi, nếu các em đăng ký dự thi THPT quốc gia chỉ để lấy kết quả xét tốt nghiệp thì sẽ không được tham gia xét tuyển vào tất cả trường đại học mà chỉ được phép dự tuyển vào 150 trường đồng ý kết quả nói trên. Bộ Giáo dục cho phép thí sinh cân nhắc và được thay đổi việc đăng ký trước ngày 30/4.
Cả nước hiện có gần 500 trường đại học, cao đẳng. 150 trường có đề án xét tuyển sử dụng cả kết quả của thí sinh dự thi ở cụm thi địa phương là những trường mới thành lập, hoặc trường khó tuyển sinh. Số trường còn lại xét tuyển thí sinh thi ở 38 cụm thi quốc gia.
Cũng theo quy chế của bộ, để xét tốt nghiệp, thí sinh được hưởng tối đa không quá 4,0 điểm khuyến khích. Theo đó, thí sinh đoạt giải cá nhân kỳ thi học sinh giỏi bộ môn văn hoá lớp 12: Với Giải nhất, nhì, ba cấp quốc gia hoặc giải nhất cấp tỉnh được cộng 2,0 điểm, Giải khuyến khích cấp quốc gia hoặc giải nhì cấp tỉnh được cộng 1,5 điểm; Giải ba cấp tỉnh được cộng 1,0 điểm. Học sinh đoạt nhiều giải khác nhau thì chỉ được hưởng mức cộng điểm của giải cao nhất. Với thí sinh được cấp giấy chứng nhận nghề phổ thông được cộng từ 1 đến 2 điểm tùy mức đánh giá.
Hoàng Thuỳ – Bảo Anh Nguồn: VnExpress – An ninh Thủ đô
Năm 2015, lần đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia. Theo ông Trần Văn Nghĩa, Cục phó Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh cần lưu ý những điểm sau khi làm hồ sơ đăng ký dự thi.
Thí sinh dự thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2014. (Ảnh: Xuân Mai/Vietnam+)
1. Đăng ký cụm, môn theo mục đích dự thi
Kỳ thi trung học phổ thông năm nay sẽ có hai loại hình cụm thi: cụm liên tỉnh do các sở giáo dục và đào tạo chủ trì và cụm thi tại địa phương do sở giáo dục và đào tạo chủ trì.
Thí sinh chỉ để xét tốt nghiệp có thể đăng ký dự thi tại một trong hai loại hình cụm thi. Thí sinh có mục đích dùng kết quả thi để xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng bắt buộc phải đăng ký dự thi tại cụm thi liên tỉnh do các trường đại học chủ trì. Thí sinh đang học lớp 12 đăng ký thi theo cụm thi quy định của trường.
Về môn thi, kỳ thi gồm 8 môn là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Hóa học, Vật lý, Sinh học, Lịch sử, Địa lý. Tuy nhiên, tùy vào mục đích dự thi, thí sinh sẽ chọn đăng ký các môn thi tương ứng.
Với các thí sinh dự thi để xét công nhận tốt nghiệp, các em phải thi bốn môn, trong đó có ba môn bắt buộc gồm Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ và một môn tự chọn trong số các môn còn lại.
Với các thí sinh muốn lấy kết quả xét tuyển thi đại học, các em chỉ đăng ký thi các môn có nhu cầu lấy điểm xét tuyển. Với các thí sinh dự thi với cả hai mục đích trên, các em đăng ký ba môn bắt buộc và các môn để xét tuyển vào trường đại học.
2. Thi sinh nên thi bao nhiêu môn?
Theo ông Nghĩa, về lý thuyết, thí sinh có thể đăng ký tối đa cả 8 môn thi. Việc thi nhiều môn có thể tạo thuận lợi cho thí sinh khi các em có thể đăng ký tuyển sinh đại học, cao đẳng theo nhiều tổ hợp xét tuyển khác nhau.
Tuy nhiên, ông Nghĩa cho rằng, nếu đăng ký quá nhiều môn, các em sẽ phải phân tán thời gian ôn tập và vì thế, hiệu quả sẽ thấp hơn so với việc chỉ tập trung vào một vài môn chính. Khi kết quả thi không cao, dù có thể xét tuyển ở nhiều tổ hợp môn nhưng khả năng cạnh tranh của thí sinh sẽ thấp hơn. “Vì thế, các em chỉ nên đăng ký khoảng 5, 6 môn là vừa,” ông Nghĩa nói.
3. Thí sinh tự do đăng ký thi như thế nào?
Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh tự do dự thi để xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông được chọn địa điểm nộp hồ sơ đăng ký dự thi tại một trong các điểm đăng ký dự thi do sở giáo dục đào tạo quy định. Tuy được linh hoạt trong địa điểm nộp hồ sơ nhưng các em sẽ phải dự thi tại cụm thi theo quy định, giống như các thí sinh đang học tại trường phổ thông. Thí sinh tự do dự thi chỉ để lấy kết quả xét tuyển vào đại học, cao đẳng được đăng ký dự thi tại cụm thi phù hợp với điều kiện của thí sinh.
Thí sinh tự do bị mất bản chính học bạ trung học phổ thông nhưng có nguyện vọng được dự thi năm 2015 phải có xác nhận lại bản sao học bạ được cấp, trên cơ sở đối chiếu với hồ sơ lưu của trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc căn cứ vào hồ sơ dự thi của các kỳ thi trước.
4. Được linh hoạt trong đăng ký môn Ngoại ngữ
Với môn Ngoại ngữ, thí sinh được tự chọn để đăng ký dự thi một trong các thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Trung, tiếng Đức hoặc tiếng Nhật.
Tuy nhiên, điểm khác so với các kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông trước đây là thí sinh được đăng ký thi môn ngoại ngữ khác với môn ngoại ngữ đang học tại trường phổ thông.
Tương tự, trong xét tuyển đại học, thí sinh được sử dụng chứng chỉ môn ngoại ngữ khác với môn ngoại ngữ đang học tại trường phổ thông để được miễn thi môn này trong xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2015. Theo ông Trần Văn Nghĩa, quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi tối đa cho học sinh.
5. Sau ngày 30/4, thí sinh không được đổi môn thi
Theo lịch công tác tuyển sinh dự kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thí sinh sẽ nộp hồ sơ từ ngày 1 đến ngày 30/4. Hồ sơ gồm hai loại phiếu, Phiếu đăng ký dự thi trung học phổ thông quốc gia và Phiếu đăng ký xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông. Thí sinh dự thi chỉ để lấy kết quả xét tuyển sinh đại học, cao đẳng không phải khai Phiếu đắng ký xét công nhận tốt nghiệp.
Bên cạnh đó, thí sinh cần nộp hai ảnh 4×6 (chụp không quá 6 tháng) và một phong bì thư ghi rõ họ tên địa chỉ nhận của thí sinh để trong Túi đựng hồ sơ theo mẫu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Các thông tin của thí sinh sẽ được cán bộ thu hồ sơ nhập dữ liệu của thí sinh vào phần mềm quản lý thi. Sau khi đã nhập xong dữ liệu, cán bộ máy tính in Danh sách đăng ký dự thi theo mẫu quy định, giao cho giáo viên chủ nhiệm hoặc cán bộ được phân công để tổ chức cho học sinh rà soát, ký xác nhận.
Sau ngày 30/4, khi đã hết hạn nộp hồ sơ, thí sinh không được đổi môn thi đã đăng ký dự thi và môn đăng ký xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông.
6. Thí sinh phải có Giấy chứng minh nhân dân
Năm 2015, Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định khi thí sinh khi đi làm thủ tục dự thi phải có Giấy chứng minh nhân dân trước khi nộp Phiếu đăng ký dự thi. Trong trường hợp không có Giấy chứng minh nhân dân thì phần mềm quản lý thi sẽ gán cho thí sinh một mã số gồm 12 ký tự để quản lý. Do đó, thí sinh cần kiểm tra lại thông tin về Giấy chứng minh thư nhân dân của mình để chủ động khi làm hồ sơ dự thi.
Lịch thi chi tiết cũng như các mốc thời gian quan trọng để làm hồ sơ xét tuyển vừa được công bố trong Dự thảo hướng dẫn tổ chức thi THPT quốc gia và xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Trong Hội nghị tập huấn THPT quốc gia năm 2015 vừa diễn ra vào sáng 19/3, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra lịch thi chi tiết cho từng môn thi, các hướng dẫn làm hồ sơ thi cùng mẫu giấy hồ sơ.
Lịch thi chi tiết các môn
Về lịch thi, các môn thi sẽ được tổ chức thi liên tục từ ngày 1 – 4/7/2015. Cụ thể giờ thi và thời gian thi như sau:
Ngày
Buổi
Môn thi
Thời gian làm bài
Giờ phát đề cho thí sinh
Giờ bắt đầu làm bài
30/6
Sáng 8 giờ
Thí sinh làm thủ tục dự thi, nhận thẻ dự thi và đính chính sai sót (nếu có)
1/7
Sáng
Toán
180 phút
7 giờ 55
8 giờ
Chiều
Ngoại ngữ
90 phút
13 giờ 45
14 giờ
2/7
Sáng
Ngữ văn
180 phút
7 giờ 55
8 giờ
Chiều
Vật lý
90 phút
13 giờ 45
14 giờ
3/7
Sáng
Địa lý
180 phút
7 giờ 55
8 giờ
Chiều
Hóa học
90 phút
13 giờ 45
14 giờ
4/7
Sáng
Lịch sử
180 phút
7 giờ 55
8 giờ
Chiều
Sinh học
90 phút
13 giờ 45
14 giờ
Các mốc thời gian làm hồ sơ
Thời gian đăng ký dự thi từ 1/4 – 30/4. Sau ngày hết hạn đăng ký dự thi, thí sinh không được thay đổi môn thi đã đăng ký và môn thi đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Từ ngày 1 đến hết ngày 30/5, thí sinh đăng ký phiếu đăng ký xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Dự kiến ngày 20/7 các hội đồng thi hoàn tất chấm thi và báo cáo gửi Bộ GD-ĐT. Chậm nhất ngày 25/7 sẽ báo cáo kết quả tốt nghiệp. Ngày 7/8, Bộ GD-ĐT sẽ có kết quả tổng hợp kết quả xét tốt nghiệp.
Các trường phải công khai thông tin về quy định xét tuyển như chỉ tiêu của các ngành hoặc nhóm ngành đối với từng đợt xét tuyển, dành 75% cho các khối thi truyền thống, điểm xét tuyển không được thấp hơn ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD-ĐT (dự kiến ngày 1.8), điểm xét tuyển đợt sau không được thấp hơn điểm trúng tuyển đợt xét tuyển trước.
Thời gian xét tuyển dự kiến các nguyện vọng gồm:
– Xét tuyển nguyện vọng (NV) 1: từ ngày 1 đến 20/8 (công bố điểm trúng tuyển chậm nhất ngày 25/8)
– Xét tuyển NV bổ sung đợt 1: từ ngày 5/8 đến hết ngày 15/9 (công bố điểm trúng tuyển trước ngày 20/9)
– Xét tuyển NV bổ sung đợt 2: từ ngày 20/9 đến hết ngày 5/10 (công bố điểm trúng tuyển trước ngày 10/10)
– Xét tuyển NV bổ sung đợt 3: từ ngày 10 đến hết ngày 25/10 (công bố điểm trúng tuyển trước ngày 31/10)
– Xét tuyển NV bổ sung đợt 4 (các trường CĐ): từ ngày 31/10 đến hết ngày 15/11 (công bố điểm trúng tuyển trước ngày 20/11).
Các trường ĐH, CĐ và các Sở GD-ĐT báo cáo kết quả tuyển sinh 2015 về Bộ GD-ĐT chậm nhất là đến ngày 31/12.
Hình thức và cấu trúc các môn thi
Bộ GD-ĐT dự kiến tổ chức thi 8 môn, gồm: Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học và Ngoại ngữ. Các môn Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý thi theo hình thức tự luận. Trong đó, môn Ngữ Văn có 2 phần, đọc hiểu và làm văn. Các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học thi theo hình thức trắc nghiệm. Các môn Ngoại ngữ thi viết và trắc nghiệm.
Thí sinh nộp hồ sơ xét tuyển vào Trường ĐH Văn Hiến năm 2014Ảnh: Tấn Thạnh
Hướng dẫn làm thủ tục dự thi
Thí sinh khi đi làm thủ tục dự thi phải có giấy chứng minh nhân dân. Trong trường hợp không có CMTND, phần mềm quản lý sẽ gán cho thí sinh một mã số gồm 12 ký tự để quản lý.
Thí sinh sau khi nộp phiếu đăng ký dự thi sẽ được nơi tiếp nhận phiếu cấp cho một tài khoản và mật khẩu để đăng nhập vào phần mềm quản lý thí sinh qua internet tại địa chỉ http://thisinh.thithptquocgia.edu.vn. Tài khoản này được dùng để đăng nhập vào phần mềm quản lý từ khi đăng ký đến khi xem kết quả thi, xét công nhận tốt nghiệp, xét tuyển ĐH, CĐ. Với tài khoản này, thí sinh có thể tra cứu: thông tin đăng ký dự thi (phản hồi các sai sót nếu có trước ngày 30.4.2015); thông tin xét công nhận tốt nghiệp THPT (phản hồi các sai sót nếu có trước ngày 30.5.2015); giấy báo dự thi; Địa điểm thi; Kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT; Kết quả xét tuyển sinh ĐH, CĐ.
Để bảo mật thông tin, khi nhận được tài khoản và mật khẩu, thí sinh nên thay đổi mật khẩu và giữ kín tài khoản của mình.
Trong trường hợp thí sinh quên tài khoản và mật khẩu thì có thể xin cấp lại bằng cách liên hệ với nơi nộp phiếu đăng ký dự thi, hoặc sử dụng chức năng gửi mật khẩu về email (địa chỉ email đã ghi trong Phiếu đăng ký dự thi) trên hệ thống.
Một số điều lưu ý cần thiết cho các thí sinh tự do:
Năm nay phải làm 2 đợt hồ sơ: Hồ sơ đăng ký chọn môn thi vào tháng 4/2015 và hồ sơ xét tuyển đại học cao đẳng vào tháng 8/2015. Tháng 4/2015 này dù đã đỗ tốt nghiệp nhưng chú ý vẫn phải làm hồ sơ dự thi THPT quốc gia để đăng ký chọn số môn thi và chọn là thi để xét đại học, cao đẳng.
Số môn thi đăng ký dự thi: Số môn thi đăng ký trong tháng 4 thí sinh tự do chỉ phải đăng ký thi những môn thi mà trường hoặc ngành em định xét tuyển vào yêu cầu. Mỗi thí sinh đăng ký được tối đa 8 môn thi tùy theo mục đích của mình.
Đề thi: Đề thi năm 2015 có cấu trúc tương tự như năm 2014 nhưng tăng cường câu hỏi mở, năm nay mỗi môn chỉ có một đề không phân biệt đề theo khối như mọi năm. Các môn năng khiếu (âm nhạc, thể dục thể thảo, kiển trúc..) thi tại trường mà em định xét tuyển.
Hồ sơ mua ở đâu: Hồ sơ mua tại các hiệu sách và các trường THPT trên cả nước.
Hồ sơ nộp ở đâu : Thí sinh tự do nộp hồ sơ ở tỉnh nào cũng được. Nhưng khi nộp ở tỉnh nào thì em thi theo cụm của Sở đó. Cụm thi của Sở đó như thế nào do Bộ giáo dục quy định sẽ được công bố thời gian tới. Thí sinh tự do nộp hồ sơ tại điểm do Sở GD nơi các em nộp hồ sơ quy định thông thường là phòng giáo dục Quận hoặc huyện nhé.
Số nguyện vọng: Khi thi xong cuối tháng 7 hoặc đầu tháng 8 thí sinh sẽ được cấp 4 giấy chứng nhận điểm thi, giấy 1 nộp nguyện vọng 1 chỉ được nộp 1 trường sau đó trường công bố điểm trúng tuyển nv1 nếu đỗ thì em không được dùng giấy còn lại, nếu trượt em được dùng 3 giấy còn lại nộp cùng lúc vào 3 trường khác nhau.
Xem thêm những giấy tờ cần chuẩn bị cho hồ sơ đăng ký tại đây.
Khác với dự đoán ban đầu là các trường ĐH Y, Dược trong năm 2015 sẽ có những tổ hợp xét tuyển riêng; thậm chí là có xét tuyển môn Văn. Tuy nhiên, thực tế năm 2015 này việc tuyển sinh khối ngành Y, Dược không có nhiều biến động.
Trong các trường đào tạo khối ngành Y, Dược nổi tiếng khắp cả nước, chỉ có duy nhất Trường ĐH Y Dược TP.HCM tổ chức sơ tuyển năng khiếu ngành Phục hình Răng. Các trường còn lại đều xét tuyển dựa vào khối thi truyền thống (khối B) theo kết quả của kỳ thi THPT quốc gia.
Ảnh minh họa.
Dưới đây là thông tin chi tiết về tuyển sinh các trường Y, Dược năm 2015:
Trường ĐH Y Dược TP.HCM dự kiến tuyển 1.670 chỉ tiêu trong đó có 100 chỉ tiêu bậc CĐ ngành Dược. Trường xét tuyển từ ngày 16.7 đến 15.8. Thí sinh chưa có kết quả tốt nghiệp THPT quốc gia vẫn có thể nộp hồ sơ, tuy nhiên phải bổ sung giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời trước thời điểm nhà trường xét tuyển.
Dự kiến trường sẽ xác định điểm sàn tối thiểu (tổng điểm ba môn Toán – Sinh – Hóa) cho từng ngành đào tạo.
Sau khi hết hạn nhận hồ sơ, trường sẽ tiến hành xét tuyển từ cao xuống thấp. Riêng ngành phục hình răng, trường sử dụng kết quả kỳ thi THPT quốc gia ba môn Toán – Sinh – Hóa để sơ tuyển chọn ra 100 thí sinh, sau đó thi năng khiếu để chọn ra 20 thí sinh trúng tuyển theo chỉ tiêu.
Thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba học sinh giỏi quốc gia các ngành Toán, Sinh, Hóa và Ngoại ngữ nếu không sử dụng quyền tuyển thẳng sẽ được cộng điểm ưu tiên khi xét tuyển. Giải Nhất cộng 2 điểm, giải Nhì 1,5 điểm và giải Ba cộng 1 điểm.
Trường dự kiến tuyển thẳng như sau: đối với ngành Y đa khoa, Răng hàm mặt và Dược – chỉ tuyển thẳng thí sinh đạt giải Nhất kỳ thi học sinh giỏi quốc gia môn Hóa (tuyển vào ngành Dược) và Sinh (tuyển vào ngành Y đa khoa và Răng hàm mặt). Các ngành còn lại tuyển thẳng học sinh đạt giải Nhất, Nhì và Ba môn Sinh. Ngành Dược bậc CĐ tuyển thẳng thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba và khuyến khích môn Hóa.
Đối với việc xét tuyển các ngành, trong trường hợp một ngành có quá nhiều thí sinh có tổng điểm ba môn bằng điểm nhau, trường áp dụng các tiêu chí phụ. Thứ nhất, xét ưu tiên thí sinh có điểm thi môn hóa (đối với ngành Dược) và sinh (đối với các ngành còn lại) cao hơn. Nếu vẫn đồng điểm nhau, trường xét tiếp đến tiêu chí điểm trung bình các môn thi tốt nghiệp THPT để xét từ cao xuống thấp.
Trong trường hợp vẫn còn quá nhiều thí sinh bằng điểm nhau, trường xét tiếp đến tiêu chí điểm trung bình ba môn Toán, Sinh, Hóa năm lớp 12. Thông tin cụ thể như sau:
Năm 2015, ĐH Y Hà Nội cũng dự kiến tuyển 1.000 chỉ tiêu dự vào kết quả của kỳ thi THPT quốc gia các môn khối B (Toán, Hóa, Sinh). Điểm xét tuyển theo ngành học. Chỉ tiêu cụ thể như sau:
Năm 2015, ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch xét tuyển 1.410 chỉ tiêu, tăng 40 chỉ tiêu so với năm ngoái. Riêng ngành Y đa khoa, trong 1.000 chỉ tiêu có 200 chỉ tiêu đào tạo theo địa chỉ sử dụng.
Trường xét tuyển thí sinh dựa vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia, trong trường hợp thí sinh đồng điểm sẽ sử dụng thêm tiêu chí phụ gồm: điểm thi THPT quốc gia môn Ngoại ngữ, trung bình cộng điểm học tập 3 năm học THPT.
Chỉ tiêu từng ngành như sau:
Còn tại ĐH Y Dược Cần Thơ, năm 2015 trường xét tuyển 1.300 chỉ tiêu đối với thí sinh có hộ khẩu ở các tỉnh khu vực ĐBSCL, miền Nam Trung bộ và Đông Nam bộ (trừ TP.HCM).
Nhà trường xét tuyển kết quả kỳ thi THPT quốc gia của ba môn Toán, Sinh và Hóa (không nhân hệ số). Nếu nhiều thí sinh đồng điểm xét tuyển, trường ưu tiên chọn môn hóa xét tuyển từ điểm cao xuống thấp theo chỉ tiêu.
Chỉ tiêu xét tuyển: khu vực ĐBSCL tối thiểu 85%, khu vực còn lại tối đa 15% (trong đó có đào tạo theo địa chỉ sử dụng theo đề án, nhu cầu các tỉnh vùng ĐBSCL và năng lực của nhà trường). Cụ thể từng ngành như sau:
Tại ĐH Y Dược Huế, năm 2015 trường cũng xét tuyển 1.545 chỉ tiêu từ kết quả của kỳ thi THPT quốc gia. Chỉ tiêu cụ thể như sau:
Trong quy chế kỳ thi THPT quốc gia vừa công bố mới đây, Bộ GDĐT cũng nêu rõ điều kiện, cách thức dự thi với các thí sinh tự do có nhu cầu được xét tốt nghiệp hoặc dự tuyển ĐH,CĐ.
Cụ thể, thí sinh tự do chưa tốt nghiệp THPT ngoài thỏa mãn không trong thời gian bị kỷ luật cấm thi; đăng ký dự thi và nộp đầy đủ, đúng thủ tục, đúng thời hạn các giấy tờ và lệ phí đăng ký dự thi theo quy định, còn phải đảm bảo các điều kiện:Những thí sinh tự do bao gồm người đã học hết chương trình THPT nhưng chưa thi tốt nghiệp hoặc đã thi nhưng chưa tốt nghiệp ở những năm trước; người đã tốt nghiệp THPT; người đã tốt nghiệp trung cấp; các đối tượng khác được Bộ GDĐT cho phép dự thi.
– Đã tốt nghiệp trung học cơ sở
– Trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại kém về học lực ở lớp 12, phải đăng ký và dự kỳ kiểm tra cuối năm học tại trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc nơi đăng ký dự thi một số môn học có điểm trung bình dưới 5,0, đảm bảo khi lấy điểm bài kiểm tra thay cho điểm trung bình môn học để tính lại điểm trung bình cả năm đủ điều kiện về học lực theo quy định: học lực không bị xếp loại kém.
– Trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại yếu về hạnh kiểm ở lớp 12, phải được UBND cấp xã nơi cư trú xác nhận có đủ tư cách, phẩm chất đạo đức và nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của địa phương.
Hiệu trưởng trường THPT, Giám đốc Trung tâm GDTX hoặc nơi thí sinh nộp Phiếu đăng ký dự thi tổ chức xét duyệt hồ sơ đăng ký dự thi; chậm nhất trước ngày thi 20 ngày phải thông báo công khai những trường hợp không đủ điều kiện dự thi.
Về nơi đăng ký dự thi: Thí sinh tự do đăng ký dự thi tại địa điểm do sở GDĐT quy định. Đơn vị nơi thí sinh nộp Phiếu đăng ký dự thi có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.
Thí sinh tự do có quyền tự do lựa chọn cụm thi bằng cách ghi tên và mã cụm thi trong mục 10 trong phiếu đăng ký dự thi thpt quốc gia.
Riêng các em ở Hà Nội và HCM Bộ giáo dục bố trí thêm 2 địa điểm thu Hồ sơ cho thí sinh tự do là:
– Hà Nội: Văn phòng cụm khảo thí và kiểm định chất lượng – BGD – ngõ 30 Tạ Quang Bửu, Hai Bà Trưng, Hà Nội
–TP.HCM: Văn phòng Bộ giáo dục Bộ tại TP.HCM – Số 3 Công trường Quốc tế, Quận 3 – TP.HCM
Về hồ sơ đăng ký dự thi, đối với thí sinh tự do chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải có:
– 02 Phiếu đăng ký dự thi giống nhau;
– Học bạ THPT; học bạ hoặc Phiếu kiểm tra của người học theo hình thức tự học đối với GDTX (bản sao);
– Các giấy chứng nhận hợp lệ để được hưởng chế độ ưu tiên, khuyến khích (nếu có). Để được hưởng chế độ ưu tiên liên quan đến nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, thí sinh phải có bản sao Sổ đăng ký hộ khẩu thường trú;
– 02 ảnh cỡ 4×6 cm và 02 phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh.
– Giấy khai sinh (bản sao);
– Giấy xác nhận của UBND cấp xã nơi cư trú theo nội dung quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Quy chế này (độc giả theo dõi và đối chiếu cụ thể quy chế tại đây 1-2-Quy che thi THPT QG 26-2 BAN CHINH.doc)nếu thuộc trường hợp không đủ điều kiện dự thi trong các năm trước do bị xếp loại yếu về hạnh kiểm ở lớp 12;
– Giấy xác nhận của trường phổ thông nơi học lớp 12 hoặc nơi đăng ký dự thi về xếp loại học lực đối với những học sinh xếp loại kém về học lực quy định tại điểm c khoản 2 Điều 12 Quy chế này;
– Bằng tốt nghiệp THCS hoặc trung cấp (bản sao);
– Giấy xác nhận điểm bảo lưu (nếu có) do Hiệu trưởng trường phổ thông nơi thí sinh đã dự thi năm trước xác nhận.
Đối với thí sinh tự do đã tốt nghiệp THPT thì hồ sơ đăng ký dự thi gồm:
02 Phiếu đăng ký dự thi giống nhau;
Bằng tốt nghiệp THPT hoặc trung cấp (bản sao);
02 ảnh cỡ 4×6 cm và 02 phong bì đã dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh.
Hạn cuối nhận hồ sơ đăng ký dự thi: trước ngày 30 tháng 4 hằng năm. Khi hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi, nếu phát hiện có nhầm lẫn, sai sót, thí sinh phải thông báo kịp thời cho Hiệu trưởng trường phổ thông hoặc Thủ trưởng đơn vị nơi đăng ký dự thi hoặc cho Hội đồng thi trong ngày làm thủ tục dự thi để sửa chữa, bổ sung.
Các trường hợp đặc biệt được phép bổ sung các loại giấy chứng nhận để được hưởng chế độ ưu tiên, hưởng cộng điểm khuyến khích phải thực hiện trước ngày tổ chức kỳ thi mới có giá trị.
Hồ sơ xét công nhận tốt nghiệp THPT được thí sinh hoàn thiện và nộp tại nơi đăng ký dự thi theo quy định trong hướng dẫn hằng năm của Bộ GDĐT.
Giữa việc ngồi trong một lớp học phụ đạo hè nóng bức chán òm và việc tham gia vào một ban nhạc Swing để được tự do vui chơi, bạn sẽ chọn cái nào?
Bạn hẳn đã có câu trả lời. Và nhóm nữ sinh lớp phụ đạo toán cũng chọn lựa giống như bạn thôi.
Thế nhưng lúc đó họ không biết rằng nhạc Swing sẽ trở thành niềm đam mê khó từ bỏ.
Nếu thế giới này có hai loại người là thành công và người bỏ cuộc,
Bạn sẽ đánh đổi bao nhiêu để được thực hiện niềm yêu thích của mình?
Như đi kiếm tiền mua nhạc cụ
Hay vượt qua bão tuyết để đi thi?
Chương trình chiếu phim Ubalafi số 3 của Trung tâm Tam Khôi giới thiệu đến các bạn bộ phim hài Nhật Bản “Swing girls – Những cô gái chơi nhạc swing”. Mang đậm chất hài hước của đất nước Mặt trời mọc, Swing girls cho thấy một sự theo đuổi đam mê không mệt mỏi của những học sinh tưởng chừng là cá biệt.
Chỉ cần bạn không bỏ cuộc, ở đâu đó luôn có cách giúp bạn thực hiện niềm đam mê…
Bên cạnh những tình huống hết sức “quái” của tuổi học trò, Swing girls sẽ giới thiệu cho các bạn một thể loại âm nhạc thú vị đến không ngờ: nhạc Swing Jazz.
“Những cô gái chơi nhạc Swing” là tác phẩm của đạo diễn Shinobu Yaguchi và được sản xuất vào năm 2004. Phim đứng thứ 8 về phòng vé tại Nhật trong năm 2004 và giành 7 giải thưởng tại Giải thưởng Hàn lâm Nhật Bản năm 2005.
Hãy đăng ký NGAY BÂY GIỜ cơ hội thưởng thức sự vui tươi, sôi động của nhạc swing trong không gian của UBALAFI – RẠP CHIẾU PHIM NẰM VÀ GỐI ÔM.
Suất chiếu duy nhất vào lúc 14g30 ngày 22/03/2015
Tại Trung tâm Tam Khôi (2J Phạm Hữu Chí, P.12, Q.5)
Phí tham dự: 15.000đ (đã bao gồm combo bắp + nước).
Để trống câu trả lời, một câu trả lời hai lần, học tủ, không để ý đến thời gian… là những lỗi mà các bạn học sinh/sinh viên thường mắc khi làm bài thi.
1. Để trống câu trả lời
Bạn hoàn toàn có thể bỏ qua những câu hỏi khó rồi sau đó quay lại. Nhưng vấn đề là bạn thường quá mải mê với những câu hỏi khác mà quên mất câu hỏi mà mình đã bỏ qua. Một câu trả lời trống luôn luôn là một câu trả lời sai!
2. Trả lời một câu hỏi hai lần
Khi đọc một câu hỏi, bạn có thể thấy phân vân giữa hai đáp án. Và việc phân vân cũng thay đổi phương án thường dẫn đến một kết quả tệ hơn.
3. Chép nhầm kết quả từ giấy nháp
Một sai lầm làm nhiều học sinh, sinh viên tiếc nuối đó là làm bài tập đúng ở giấy nháp nhưng lại chép nhầm kết quả vào bài thi.
4. Học tủ
Sắp đến ngày thi/ kiểm tra, bạn không có nhiều thời gian để ôn luyện vì vậy bạn lựa chọn sẽ ôn luyện những bài bạn “tin tưởng” rằng sẽ xuất hiện trong đề thi. Tuy nhiên, hình thức học này không được khuyến khích vì bạn rất có khả năng phải ngồi cắn bút trong phòng thi khi bị “tủ đè”.
5. Không để ý đến thời gian
Một trong những lỗi phổ biến nhất mà học sinh/sinh viên thường mắc khi làm một bài thi là quản lý thời gian. Dành quá nhiều thời gian cho một câu hỏi sẽ khiến bạn không đủ thời gian và sức lực dành cho các câu hỏi khác.
6. Lạc đề
Nếu giáo viên yêu “so sánh” và bạn lại “định nghĩa”, bạn sẽ bị mất điểm về câu trả lời của bạn. Hãy chú ý trả lời đúng những gì giáo viên yêu cầu.
Xác định: Cung cấp một định nghĩa.
Giải thích: Cung cấp một câu trả lời tổng quan hoặc mô tả rõ ràng các vấn đề và giải pháp cho một vấn đề cụ thể.
Phân tích: Nêu một khái niệm hay một quá trình, và giải thích từng bước.
So sánh: Nói rõ sự giống nhau và khác nhau.
Sơ đồ: Giải thích và vẽ một biểu đồ hoặc các hình ảnh để minh họa.
7. Suy nghĩ quá nhiều
Khi nhận được đề thi bạn rất dễ suy nghĩ quá nhiều vào câu hỏi và bắt đầu nghi ngờ chính mình. Nếu bạn suy nghĩ quá nhiều ở một câu hỏi mà không để ý đến thời gian hoặc những câu hỏi khác, bạn chắc chắn sẽ thay đổi một câu trả lời đúng thành một câu trả lời sai.
8. Không chuẩn bị đủ đồ dùng học tập
Bạn đi thi và chiếc bút hết mực, bạn quên mang bút chì thước kẻ hay compa,… tất cả những vấn đề đó sẽ ngốn đi không ít thời gian và tinh thần của bạn. Vì vậy vào trước ngày thi, hãy chuẩn bị một bộ dụng cụ học tập đầy đủ để có thể thi tốt.
9. Không ghi tên trong bài thi
Không ghi tên trong bài thi sẽ gây khá nhiều rắc rối cho bạn và giáo viên chấm thi của bạn. Vì vậy hãy ghi tên mình ngay khi nhận được tờ giấy thi từ giám thị của bạn.
Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia 2015, dự kiến có 38 cụm thi dành cho các thí sinh dùng kết quả thi để xét tuyển ĐH và 60 cụm thi dành cho thí sinh chỉ xét tốt nghiệp trên toàn quốc.
Danh sách chính thức sẽ được Bộ công bố vào giữa tháng 3. Ngoài ra, các cụm thi ở địa phương dành cho thí sinh chỉ lấy kết quả thi để xét tốt nghiệp THPT sẽ được xác định sau khi thí sinh đã kết thúc đăng ký dự thi. Sau đây là thông tin ban đầu về các cụm thi cho các khu vực:
– Khu vực Hà Nội: Có 8 cụm thi do các trường ĐH chủ trì và 1 cụm thi do Sở Giáo dục & Đào tạo Hà Nội chủ trì.
– Khu vực Đông Nam bộ và TP.HCM: Có 7 cụm thi do các trường ĐH Quốc gia TP.HCM, Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, Trường ĐH Y Dược TP.HCM, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, Trường ĐH Tôn Đức Thắng và Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM chủ trì. Các cụm thi này chủ yếu phục vụ học sinh 7 tỉnh: Bình Phước, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh, TP.HCM và Long An.
– Khu vực Tây Nam bộ: Có 6 cụm thi do ĐH Cần Thơ , ĐH Đồng Tháp, ĐH Tiền Giang, ĐH An Giang, ĐH Trà Vinh, ĐH Bạc Liêu chủ trì
– Khu vực miền Trung do ĐH Đà Nẵng và ĐH Huế phối hợp chủ trì.
– Khu vực Tây Nguyên: Có 3 cụm thi gồm cụm Lâm Đồng, Ninh Thuận (Trường ĐH Đà Lạt chủ trì), cụm Đăk Lăk, Đăk Nông (Trường ĐH Tây Nguyên chủ trì) và cụm Gia Lai, Kon Tum (Phân hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM tại Gia Lai chủ trì). Ngoài ra, theo đề xuất, sẽ có thêm cụm Bình Định, Phú Yên do Trường ĐH Quy Nhơn chủ trì.
– Tại khu vực Tây Bắc, sẽ có 4 cụm thi.
* Khối THPT và bổ túc văn hóa có chung một đề thi
Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết, năm 2015 áp dụng một kỳ thi THPT quốc gia vừa để xét tốt nghiệp và cung cấp dữ liệu cho các trường ĐH phục vụ công tác tuyển sinh. Kỳ thi này vừa giúp thí sinh tiết kiệm được thời gian, tiền bạc, vừa khắc phục được những nhược điểm của 2 kỳ thi cũ.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển, trước đây, kỳ thi tốt nghiệp THPT không định hướng được nghề nghiệp cho học sinh bởi tất cả các em đều thi như nhau; kỳ thi tuyển sinh ĐH thực hiện theo khối thi lại không đáp ứng được yêu cầu đào tạo đa ngành nghề của các trường ĐH.
Chính vì thế, việc thực hiện một kỳ thi duy nhất, cho phép thí sinh tự chọn môn thi, cho phép các trường tự chọn các môn xét tuyển đã phần nào khắc phục được nhược điểm của 2 kỳ thi cũ.
Năm nay, cả khối THPT và bổ túc văn hóa sẽ cùng sử dụng một đề thi chung chứ không chia làm 2 đề thi như các năm trước. Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết, nội dung đề thi sẽ nằm trong phần học chung của cả hai khối.
Đồng thời, Bộ sẽ xây dựng ma trận đề thi với những tiêu chí cần phải có trong đề, cụ thể là có đầy đủ cấp độ nhận thức từ dễ đến khó, từ biết, hiểu, vận dụng thấp đến vận dụng cao, tương ứng với các khối nội dung trong chương trình THPT, chủ yếu ở lớp 12.
Lệ phí thi sẽ tính theo số môn thí sinh đăng ký, nếu thí sinh chỉ thi tốt nghiệp THPT thì sẽ không phải đóng phí.
Hiếu Phan – Huy An – Bạch Dương Nguồn: Một thế giới – Petro Times – Infonet
Các GV và HS trên cả nước đang chờ đợi thông tin hướng dẫn của Bộ GD&ĐT về ma trận đề thi THPT quốc gia và chương trình ôn tập. Phóng viên đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga về vấn đề này.
– Xin ông cho biết về kế hoạch của Bộ GD&ĐT đối với hai nội dung nói trên mà thí sinh đang quan tâm nhất hiện nay?
– Khi lãnh đạo Bộ GD&ĐT họp với Thủ tướng Chính phủ ngày 9/3 thì Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu Bộ phải có mẫu đề thi THPT quốc gia để đưa lên mạng cho các thí sinh tham khảo và ôn tập. Bộ đã giao Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng chuẩn bị mẫu đề chuẩn nhất dùng cho việc tham khảo và sẽ công bố.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga.
– Thí sinh cũng đang rất băn khoăn về các cụm thi để chuẩn bị tinh thần di chuyển đến nơi thi. Khi nào thì Bộ sẽ công bố cụ thể?
– Bộ GD&ĐT đã chuẩn bị xong các cụm thi của kỳ thi THPT quốc gia nhưng đang rà soát lại lần chót để có thể công bố vào trung tuần tháng 3.
– Khi nào thí sinh bắt đầu nộp hồ sơ?
– Dự kiến ngày 1/4/2015 thí sinh bắt đầu nộp hồ sơ và kéo dài đến ngày 30/4. Bộ sẽ ban hành một hướng dẫn cụ thể, chi tiết nộp hồ sơ, ngày thi, lịch thi các môn…
– Dư luận thầy và trò ở các trường phổ thông còn nhiều băn khoăn về đổi mới của kỳ thi, đặc biệt là đề thi. Ông có thể nói gì về điều này?
– Tất cả mọi việc đã sẵn sàng. Kỳ thi THPT quốc gia có nhiều điểm đổi mới nhưng đều hướng đến việc tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh, giảm áp lực và giảm tốn kém. Trước đây có 4 đợt thi khác nhau thì nay chỉ thi 1 kỳ thi duy nhất. Cấu trúc đề thi không có gì thay đổi nhiều so với những năm gần đây. Đề thi mở, khuyến khích ứng dụng kiến thức đã học trong thực tiễn, không đòi hỏi học sinh học chi tiết một cách máy móc. Nhìn chung, đề thi chưa có thay đổi gì nhiều để khiến học sinh phải cảm thấy mới lạ so với trước. Các thí sinh cứ yên tâm học tập và ôn tập bình thường như trước. Trước đây thí sinh đi thi ở các trường, có thể rất xa nhưng nay có thể thi ở địa phương mình hoặc địa phương lân cận vì mỗi cụm thi cho 2 tỉnh trở lên, rất thuận tiện. Khi thi xong mới nộp hồ sơ xét tuyển tránh rủi ro như trước đây, nay các thí sinh có tới 4 giấy báo điểm, mỗi giấy được 4 nguyện vọng (NV) vào 1 trường, và còn có thể thay đổi rút hồ sơ nên khả năng trúng tuyển sẽ cao hơn. Những vấn đề khác liên quan đến cách học, cách ôn tập, kiến thức… đều không thay đổi nên các thí sinh cứ yên tâm học tập.
– Vì thí sinh có 4 giấy chứng nhận để xét tuyển và có thể rút ra, nộp vào linh hoạt nên dư luận các trường lo ngại về hiện tượng thí sinh ảo. Ông nói gì về điều này?
– Tôi khẳng định: Không ảo nhiều! NV1 thí sinh nộp hồ sơ rất đông nhưng thí sinh chỉ được nộp 1 giấy báo điểm vào 4 ngành của 1 trường duy nhất, khi thấy khả năng không trúng sẽ rút và nộp trường khác và cũng chỉ được nộp 1 trường vì vậy sẽ không ảo mà chỉ tăng sự lựa chọn cho thí sinh. Khi rút từ trường này sang trường kia thì trường cũ xóa tên. Kết thúc NV1 đã có trên 70 % thí sinh trúng tuyển. Với NV bổ sung dùng 3 giấy 3 trường nhưng khi đó sẽ không còn nhiều thí sinh (chỉ còn khoảng 30%). Các trường có thể hoàn toàn yên tâm về điều này vì khi thí sinh trúng tuyển NV1 thì đã bị phần mềm loại tên ra khỏi dữ liệu xét tuyển và thí sinh đó sẽ không có tên trong danh sách xét tuyển tiếp theo. Điều mà thí sinh cần lưu ý là phải hết sức cẩn thận khi đăng ký xét tuyển. Nếu cứ đăng ký thoải mái, chọn rồi bỏ không học là sẽ mất cơ hội vì khi đã trúng tuyển NV trước mà bỏ thì không còn đủ điều kiện để xét tuyển NV sau.
– Trong trường hợp thí sinh cố tình nộp thêm NV bổ sung và các trường, vì muốn có thí sinh, vẫn cố tình nhận hồ sơ và cố tình nhận học thì khả năng ảo vẫn còn, thưa ông?
– Trường sẽ phải báo cáo danh sách trúng tuyển lên Bộ, những thí sinh không trong danh sách sẽ không được chấp nhận. Trường nào cố tình phạm quy, chủ tịch hội đồng tuyển sinh hoặc hiệu trưởng sẽ bị xử phạt.
– Chân thành cám ơn ông!
“Bộ GD&ĐT sẽ không có đề cương và không có tài liệu hướng dẫn ôn tập mà chỉ ban hành ma trận đề thi để thí sinh tham khảo (tầm cuối tháng ba đầu tháng tư). Các thầy cô và thí sinh có thể dựa vào đó để biết mức độ khó dễ của đề thi, cách thức làm để ôn tập, nâng cao chất lượng”.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển
Nguồn: Tiền Phong
Để tạo mật khẩu mới, bạn cần nhập thông tin bên dưới để nhận diện tài khoản